Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

MẠNH TỬ 3

 
  齊宣王問曰:「文王之囿方七十里,有諸?」
孟子對曰:「於傳有之。」
  曰:「若是其大乎?」
  曰:「民猶以為小也。」
  曰:「寡人之囿方四十里,民猶以為大,何也?」
Tề Tuyên vương vấn viết: Văn vương chi hựu phương thất thập lý, hữu chư?
Mạnh Tử đối viết: Ư truyện hữu chi.
Viết: Nhược thị kỳ đại hồ ?
Viết: Dân do dĩ vi tiêủ dã .
Viết: Quả nhân chi hữu phương tứ thập lý, hữu do dĩ vi đại, hà dã?
Tề tuyên vương hỏi rằng: Văn vương có vườn nuôi thú rộng đến 70 dặm vuông, có
chuyện đó không?                                                                                                         
Mạnh tử đáp: Sách có nói thế .
Lại hỏi: Như thế chẳng rộng lắm sao? Đáp: Dân cho rằng thế là còn nhỏ. Lại hỏi:  Quả nhân có vườn thú có 40 dặm vuông thôi, dân lại cho là rộng là cớ làm sao?
曰:「文王之囿方七十里,芻蕘者往焉,雉兔者往焉,與民同之。民以為小,不亦宜乎?
臣始至於境,問國之大禁,然後敢入。臣聞郊關之內有囿方四十里,殺其麋
鹿者如殺人之罪,則是方四十里為阱於國中。民以為大,不亦宜乎?」
Viết: Văn vương chi  hựu phương thất thập lý, sô nghiêu giả vãng yên, trĩ thỏ giả
vãng yên, dữ dân đồng chi. Dân dĩ vi tiểu, bất diệc nghi hồ? Thần thủy chí ư cảnh  , 
vấn quốc chi đại cấm,  nhiên hậu cảm nhập. Thần văn giao quan chi nội hữu hựu
phương tứ thập lý, sát kỳ mi lộc giả như sát nhân chi tội, tắc thị phương tứ thập lý
vi tỉnh ư quốc trung. Dân dĩ vi đại, bất diệc nghi hồ?
Dịch nghĩa: Mạnh tử nói: Vua Văn vương có vườn thú 70 dặm vuông, kẻ cắt cỏ hái
củi có thể vào kiếm lượm được, kẻ săn thỏ bắt chim có thể vào săn bắt được. Dân
cho là nhỏ thì có gì mà không hợp lý?
 Thần đến đây, mới từ biên cảnh đã hỏi về những điều đại cấm của quốc gia, sau
mới dám đi vào. Thần nghe ở vùng quan ải có vườn thú rộng 40 dặm vuông, việc
giết hươu nai ở đó bị coi như tội sát nhân, thì 40 dặm vuông đó đúng là cái bẫy
dân ở giữa đất nước vậy. Dân cho là lớn, có gì là không hợp lý đâu ?
Chú giải: Giao quan = ngoài quốc đô một trăm dặm gọi là giao, ngoài chốn giao
có cửa gọi là quan, Tịnh = hầm hố, đào đất thành hố để đánh bẫy các loài thú.
 三  
齊宣王問曰:「交鄰國有道乎?」孟子對曰:「有。惟仁者為能以大事小,
是故湯事葛,文王事昆夷。惟智者為能以小事大,故太王整事獯鬻,勾踐事
吳。
Tề tuyên vương vấn viết: Giao lân quốc hữu đạo hồ? Mạnh tử đối viết: Hữu. Duy
nhân giả vi năng dĩ đại sự tiểu, thị cố Thang sự Kiệt, Văn vương sự Cổn di. Duy trí
giả vi năng dĩ tiểu sự đại, cố thái vương chỉnh sự huân chúc, Câu tiễn sự Ngô.
Dịch nghĩa: Tuyên vương nước Tề hỏi: “Giao thiệp với nước láng giềng có đạo gì
không” Thầy Mạnh thưa: Có, chỉ người nhân là biết cái đạo đem nước lớn vỗ về
nước nhỏ, thế cho nên vua Thang vỗ về nước Cát, vua Văn vỗ về rợ côn di. Chỉ
người trí là biết cái đạo đem nước nhỏ thờ phụng nước lớn, cho nên vua Thái
vương thờ phụng rợ Huân dục, vua Câu tiễn thờ phụng nước Ngô
以大事小者,樂天者也;以小事大者,畏天者也。樂天者保天下,畏天者保
其國。
Dĩ  đại sự tiểu giả, lạc thiên giả dã; dĩ tiểu sự đại giả, úy thiên giả dã. Lạc thiên giả 
bảo thiên hạ, úy thiên giả bảo kỳ quốc.
Dịch nghĩa: Đem nước lớn vỗ về nước nhỏ, đó là vui lẽ trời vậy; đem nước nhỏ
phụng thờ nước lớn, đó là sợ lẽ trời vậy. Người vui lẽ trời ấy có cái khí tượng bao
hàm được cả thiên hạ, người sợ lẽ trời ấy có cái quy mô bảo thủ được nước mình
《詩》云:『畏天之威,於時保之。』」Thi vân:  Úy thiên chi uy, ư thì bảo
chi. Dịch nghĩa: Kinh thi có nói: Biết sợ uy trời, gìn giữ dám sai
王曰:「大哉言矣!寡人有疾,寡人好勇。」
Vương viết: Đại tai ngôn hĩ! Quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu dũng. Dịch nghĩa:
Vua nói: Lời thầy nói rộng lớn lắm thay! Nhưng quả nhân này có một tật, quả
nhân này hay thích sự hùng dũng
對曰:「王請無好小勇。夫撫劍疾視曰,『彼惡敢當我哉!』此匹夫之勇,
敵一人者也。王請大之!
Đối viết: Vương thỉnh vô hiếu tiểu dũng. Phù phủ kiếm thị viết: Bỉ ố cảm đương
ngã tai! Thử thất phu chi dũng, địch nhất nhân giả dã. Vương thỉnh đại chi.
Dịch nghĩa: Thầy thưa: Xin vua chớ thích những điều hùng dũng nhỏ nhen. Kia
như vỗ gươm trừng mắt mà nói rằng: “Kẻ kia dám đương với ta sao!” Ấy là sự
hùng dũng của đứa sất phu địch được một người đấy thôi; xin vua phải rộng lớn
lên mới được.
Chú giải: Tật thị = Trừng mắt mà trông, là dáng giận dữ. Ô = cũng như chữ hà,
nghĩa là sao. Sất phu = kẻ tầm thường, một đứa hèn                                                      
「詩云:『王赫斯怒,爰整其旅,以遏徂莒,以篤周祜,以對於天下。』此
文王之勇也。文王一怒而安天下之民。
Thi vân:
Vương hách tư nộ, ái chỉnh kỳ lữ, dĩ át tồ cử, dĩ đốc chu hỗ, dĩ đối ư thiên hạ. Văn
vương nhất nộ nhi yên thiên hạ chi dân.
Dịch nghĩa: Kinh thi có câu: Vua đùng nổi giận, bèn kéo quân ra, để chống giặc
đến, để dầy phúc nhà, đề đáp lại lòng dân ta.” Ấy là sự hùng dũng của vua Văn
đấy. Vua Văn một phen giận dữ mà yêu được dân thiên hạ.
Chú giải: Hách = Dáng giận dữ. Lữ = Quân, Át = Ngăn cấm, Tồ = Đi, Cử = Kinh
thi chép là Lữ, chữ lữ trên là trỏ quân mình, chữ lữ dưới là chỉ quân giặc, Đốc =
Đốc hận là dầy, Hỗ = Phúc, Đối = Đối đáp, là đáp lại cho thoả lòng thiên hạ,
Trên này là dẫn lời kinh Thi thiên Đại nhã thơ Hoàng hĩ để chứng về việc vua Văn.           
  
「書曰:『天降下民,作之君,作之師,惟曰其助上帝寵之。四方有罪無罪
惟我在,天下曷敢有越厥志?』
一人衡行於天下,武王恥之。此武王之勇也。而武王亦一怒而安天下之民。         
Thư viết: “Thiên giáng hạ dân, tác chi quân, tác chi sư, duy viết kỳ trợ thượng đế
sủng chi. Tứ phương hữu tội vô tội duy ngã tại, thiên hạ hạt cảm hữu việt quyết
chí?” Nhất nhân hoành hành ư thiên hạ, Vũ vương sỉ chi, thử Vũ vương chi dũng
dã. Nhi Vũ vương diệc nhất nộ nhi yên thiên hạ chi dân.
Dịch nghĩa: Kinh thư có nói “Trời sinh ra kẻ hạ dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, đều
là để giúp trời, trời tôn sủng cho coi cả tứ phương, kẻ có tội không tội, duy quyền
sinh sát tại ta, thiên hạ kẻ nào dám việt chí ta” Một người nào mà làm loạn thiên
hạ, vua Vũ đấy, nên vua Vũ cũng một phen giận dữ mà yên được dân thiên hạ.
Chú giải: Thượng đế = trời, Sủng = Tôn sủng, nghĩa là yêu dấu khác thường. Việt
= vượt qua, ngang trái. Hoành hành = không sợ ai mà cứ làm bừa đi, la ý làm
loạn, nhất nhân =một người, trỏ vào vua Trụ
Trên này là dẫn lời kinh Thư thiên Thái thệ để chứng về việc vua Vũ
今王亦一怒而安天下之民,民惟恐王之不好勇也。」
Kim vương diệc nhất nộ nhi yên thiên hạ chi dân, dân duy khủng vương chi bất
hiếu dũng dã.
Dịch nghĩa: Nay vua cũng nổi một phen giận mà yên được dân thiên hạ, dân chỉ sợ
vua chẳng thích sự hùng dũng đấy thôi
TỔNG BÌNH
Chương này là kể ra các ông vua đời trước biết chịu những điều tiểu phẫn, thì tự
biết đem nước nhỏ thờ nước lớn, đem nước yếu thờ nước mạnh, mà hay giao thiệp
được với các nước láng giềng; biết nuôi lấy điều đại dũng, thì có thể trừ được kẻ
ngược, cứu được muôn dân, và yên được cả thiên hạ, điều tiểu dũng đó là điều
dũng khí huyết, điều đại dũng đó là điều dũng nghĩa lý; điều dũng khí huyết thì
không nên có, điều dũng nghĩa lý thì không nên không (Trích lời dịch tiểu nho)
 
齊宣王見孟子於雪宮。王曰:「賢者亦有此樂乎?」孟子對曰:「有。人不
得,則非其上矣。
Tề tuyên vương hiện Mạnh tử ư Tuyết cung. Vương viết: Hiền giả diệc hữu thử lạc
hồ?  Mạnh Tử đối viết: Hữu. Nhân bất đắc, tắc phi  kỳ thượng hĩ.
Dịch nghĩa: Vua tuyên vương nước Tề yết kiến thầy Mạnh ở Tuyết cung. Vua hỏi:
“Người hiền sĩ có vui cảnh này không?” Thầy Mạnh thưa: “Có, nhưng mà phàm
dân họ chẳng được vui, thì họ trách oán người trên đấy.
Chú giải: Tuyết cung = Nguyền là biệt cung của vua Tuyên vương; khi thầy Mạnh
đến nước Tề, vua để Tuyết cung cho thầy ở, nên mới yết kiến thầy ở đấy, Hiền giả
= trỏ người hiền sĩ
不得而非其上者,非也;為民上而不與民同樂者,亦非也。
Bất đắc nhi  phi  kỳ thượng giả. phi dã; vi dân thượng nhi bất dữ dân đồng lạc dã,
diệc phi dã.
Dịch nghĩa: Chẳng được vui mà trách oán người trên là không phải, làm người
trên mà chẳng cùng dân cùng vui cũng là không phải
樂民之樂者,民亦樂其樂;憂民之憂者,民亦憂其憂。樂以天下,憂以天下
,然而不王者,未之有也。
Lạc dân chi lạc giả, dân diệc lạc kỳ lạc; ưu dân chi  ưu giả, dân diệc ưu kỳ ưu. Lạc
dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ, nhiên nhi bất vương giả, vị chi hữu dã.
Dịch nghĩa: Vui sự vui của dân, thì dân cũng vui sự vui của minh; lo sự lo của dân,
thì dân cũng lo sự lo của mình. Vui chung thiên hạ, lo chung thiên hạ, thế mà
chẳng hưng vượng. chưa có lẽ thế bao giờ.
Chú giải: Dĩ = chữ dĩ ở đây giống nghĩa như tiếng vì, đối với một người, thời chữ
dĩ nên đọc là vì phần riêng; đối với thiên hạ, thì chữ dĩ nên đọc là vì phần chung.  
「昔者齊景公問於晏子曰:『吾欲觀於轉附朝舞,遵海而南,放於琅邪,吾
何修而可以比於先王觀也?』
Tích giả Tề Cảnh công vấn ư Yến tử viết: Ngô dục quán ư truyện phụ triều vũ, 
tuân hải nhi nam, phóng ư lang tà, ngô hà tu nhi khả dĩ tỉ ư tiên vương quán dã?
Dịch nghĩa: Ngày xưa vua Cảnh công nước Tề hỏi thầy Án tử rằng: “Ta muốn đi
chới ở núi Chuyển phụ và núi Triều vũ, noi bể sang phía Nam, đến ấp Lang da, ra
nên sửa soạn thế nào mà có thể ví với sự chơi của đấng Tiên vương được”
Chú giải: Án tử = tên là Anh làm tướng đời vua cảnh công nước Tề. Quan = du
quan nghĩa là đi xem xét. Tiên vương = trỏ các vua đời trước, như là vua Vũ nhà
Hạ, vua Thang nhà Thương, vua Văn vua Vũ nhà Châu …; Những vua ấy đều là vị
thánh vương, đạo đức chính trị đủ làm phép cho người sau cả.  
「晏子對曰:『善哉問也!天子適諸侯曰巡狩。巡狩者,巡所守也。諸侯朝
於天子曰述職。述職者,述所職也。無非事者。春省耕而補不足,秋省斂而
助不給。夏諺曰:『吾王不游,吾何以休?吾王不豫,吾何以助?一遊一豫
,為諸侯度。』

Yến  tử đối  viết: Thiện tai vấn dã! Thiên tử thích chư hầu viết tuần thú. Tuần thú
giả, tuần sở thủ dã. Chư hầu triều ư thiên tử viết thuật chức. Thuật chức giả, thuật
sở chức giả. Vô phi sự giả. Xuân tỉnh canh nhi bổ bất túc, thu tỉnh liễm nhi trợ bất  
cấp. Hạ ngạn viết:  ngô vương bất du, ngô hà dĩ hưu? Ngô vương bất dự, ngô hà dĩ
trợ?  Nhất du nhất dự, vi chư hầu đạc.
Dịch nghĩa: Thầy Án tử thưa: “Quý thay lài vua hỏi! Vua thiên tử đi đến nước chư
hầu, gọi là tuần thú, Tuần thú nghĩa là tuần hành những đất chư hầu coi giữ. Vua
chư hầu vào chầu vua thiên tử gọi là thuật chức, thuật chức nghĩa là trần thuật
những chức sự của mình. Không phải là không có việc đâu, mùa xuân xét việc cày,
mùa thu xét việc gặt, mà giúp đỡ cho những người thiếu thốn. Lời ngạn ngữ đời
nhà Hạ có câu: “Vua ta chẳng chơi, ta sao được sướng; vua ta chẳng vui, ta sao
được nhờ; khi chỏi khi vui, làm phép cho người”
Chú giải: Bất túc, bất cấp = Điều nghĩa là không đủ, là thiếu thốn, Hưu = tốt, là
vui sướng, Dự = vui vẻ
今也不然:師行而糧食,饑者弗食,勞者弗息。睊胥讒,民乃作慝。方命
虐民,飲食若流。流連荒亡,為諸侯憂。
Kim dã bất nhiên: sư hành nhi lương thực, cơ giả phất thực, lao giả phất tức.
Quyến – tư sàm, dân cập tác thắc. Phương mệnh ngược dân, ẩm thực nhược lưu.
Lưu liên (chuyển) hoang vong, vi chư hầu ưu.
Dịch nghĩa: Ngày nay thì không thế, quân di nào lương ăn, kẻ đói chẳng được ăn,
kẻ nhọc chẳng được nghỉ, ai nấy đều mắt gườm miệng bĩu, sinh lòng oán giận. Thế
là trái mệnh vua, làm hại dân, ăn uống như nước chảy, lưu liên hoang vong, làm lo
cho các nước chư hầu.
Chú giải: Quyến quyến = gườm gườm, là dáng mặt giận ghét mà liệc trông. Tư
cũng như chữ tương nghĩa là đều, Sàm = chê bai, Thắc = oán ghét, Phương cũng
như chữ Nghịch nghĩa là trái, Nhược lưu = như nước chảy là ý phao phí tổn hại,
Lưu, liên, hoang, vong xem giải nghĩa ở bài sau.
從流下而忘反謂之流,從流上而忘反謂之連,從獸無厭謂之荒,樂酒無厭謂
之亡。
Tùng lưu hạ nhi vong phản vị chi lưu, tùng lưu thượng nhi vong phản vị chi
chuyển, tùng thú vô yếm vị chi hoang, lạc tửu vô yếm vị chi vong.
Dịch nghĩa: Theo dòng nước phóng thuyền xuống mà quên trở về gọi là lưu; theo
dòng nước phóng thuyền lên mà quên trở về gọi là liên; theo con thú đi săn bắn
không biết chán gọi là hoang; uống rượu vui chơi không biết chán gọi là vong
先王無流連之樂,荒亡之行。惟君所行 也。』
Tiên vương vô lưu chuyển chi lạc, hoang vong chi  hành. Duy quân sở hành dã.
Dịch nghĩa: Đấng Tiên vương thì không có sự vui lưu liên, cái nết hoang vong; duy
tại vua muốn làm theo đàng nào thì làm
Chú giải: Đây là bảo vua muốn làm theo sự chơi của tiên vương, hay là sự chơi
lưu liên hoang vong của kim thời thì tuỳ ý
「景公說,大戒於國,出捨於郊。於是始興發補不足。召大師曰:『為我作
君臣相說之樂!』蓋征招角招是也。其詩曰,『畜君何尤?』畜君
者,好君也。」
Cảnh Công thuyết, đại giới ư quốc, xuất xả ư giao. Ư thị thủy dữ phát bổ bất túc.
Triệu đại sư viết: vi ngã tác quân thần tương thuyết chi lạc. Cái chinh sĩ giác sĩ thị
dã. Kỳ thi viết: Súc quân hà vưu? Súc quân giả, hiếu quân dã.
Dịch nghĩa: Vua Cảnh công đẹp lòng, truyền bảo khắc trong nước, làm nhà ra ở
phía đồng; rồi lại phát thóc kho để giúp đỡ cho người thiếu thốn. Đòi quan Thái sư
bảo rằng: “Vì ta làm ra khúc nhạc tỏ về nghiã vua tôi vui vẻ cùng nhau”. Tức là
khúc nhạc Chuỷ thiều Giốc thiều đó vậy. Thơ trong khúc có câu: “Ngăn vua lỗi
gì” Ngăn vua ấy là yêu vua đấy
Chú giải: Giới = răn là lời cáo mệnh. Xá = ở. Xuất xả = làm nhà ra ngoài mà ở.
Giao = cõi ngoài đồng. Hưng phát = khởi lên phát ra, nghĩa là phát thóc kho ra.
Thái sư = Chức nhạc quan. Quân thần = Quân trỏ Cảnh công Thần trỏ Án tử. Súc
= ngăn cấm. Vưu = tội lỗi
TỔNG BÌNH
Cùng là một sự đi chơi, đấng Tiên vương đi chơi thì dân được nhờ, mà ai cũng
mong. Các ông vua đời Chiến quốc đi chơi, thì dân khốn khổ, mà ai cũng ghét. Bởi
vì Tiên vương khi xưa mình sung sướng, cũng muốn cho dân được sung sướng; cho
nên nhân khi đi chơi, mà xem xét cho dân, giúp đỡ cho dân. Các ông vua đời chiến
quốc chỉ biết sung sướng một mình mà thôi, cho nên đến nỗi lưu liên hoang vong,
mà làm lo cho trong nước.
Đây là thầy Mạnh dẫn lời Án tử bảo vua Cảnh công để khuyên vua Tuyên vương,
mà cũng mong cho Tuyên vương tự mình biết kén chọn lấy cách chơi vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét