Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

MẠNH TỬ 14

滕文公上 ĐẰNG VĂN CÔNG THƯỢNG
  
滕文公為世子,將之楚,過宋而見孟子。孟子道性善,言必稱堯舜。
Đằng Văn công vi thế tử, tương chi Sở, quá Tống nhi kiến Mạnh Tử. Mạnh tử đạo  tính thiện, ngôn tất xưng Nghiêu Thuấn.
Dịch nghĩa: Vua Văn công nước Đằng khi làm thế tử, toan sang chơi nước Sở, đi qua nước Tống mà vào yết kiến thầy Mạnh. Thầy Mạnh nói tính là vốn thiện, khi nói tất xưng dương mà chứng thực đến vua Nghiêu vua Thuấn
Chú giải: Thế tử = con trưởng nhà vua, con vua thiên tử gọi là thái tử, con vua chư hầu gọi là thế tử. Chí = đi, Đạo = nói. Xưng = khen, mà kể ra để làm chứng thực. Đây là ý thầy Mạnh muốn cho thế tử biết rằng cái bản tính nhân nghĩa vốn ở trong mình, mà bậc thánh nhân cũng có thể học mà đến được
世子自楚反,復見孟子。孟子曰:「世子疑吾言乎?夫道一而已矣。
Thế tử tự Sở phản, phục kiến Mạnh Tử. Mạnh Tử viết: Thế tử nghi ngô ngôn hồ? Phù đạo nhất nhi dĩ hĩ.
Dịch nghĩa: Thế tử tự nước Sở trở về, lại vào yết kiến thầy Mạnh. Thầy Mạnh nói: “Thế tử ngờ lời ta đấy ư? Ôi đạo có một mà thôi vậy.
Chú giải: Nghi = nghi uý, ngờ rằng cao viễn mà có ý nản sợ. Nhất = có một không hai, Đạo nhất = là trỏ cái tính thiện của người ta, không kỳ đời xưa, đời nay, không kỳ bậc thánh với người ngu, đều cùng một bản tính ấy cả. Nghiêu thuấn cũng một cái tính của trời cho ấy, người thường cũng một cái tính của trời cho ấy. Tính người ta đềun bản thiện, thì ai cũng có thể học làm thánh hiền được. Thế tử không phải ngờ gì cái lời tính thiện mà tưởng rằng Nghiêu Thuấn không thể học làm được đâu
謂齊景公曰:『彼丈夫也,我丈夫也,吾何畏彼哉?』顏淵曰:『舜何人也?予何人也?有為者亦若是。』公明儀曰:『文王我師也,周公豈欺我哉?』
Thành Nghiễn vị Tề Cảnh công viết: Bỉ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà uý bỉ tai? Nhan Uyên viết: Thuấn hà nhân dã? Dư hà nhân dã? Hữu vi giả diệc nhược thị. Công minh nghi viết: Văn vương ngã sư dã, châu công khởi nghi ngã tai?
Dịch nghĩa: Thành Nghiễn bảo vua Cảnh công nước Tề rằng: Người thánh hiền kia là kẻ trượng phu, ta cũng là kẻ trượng phu, ta có sợ gì người kia đâu! Nhan Uyên rằng: vua Thuấn là người bậc nào, ra là người bậc nào, ta có làm thì cũng được như vua Thuấn. Công Minh Nghi rằng: Ông Châu công từng nói: Văn vương là thầy ta đó, Lời ấy, ông Châu công há dối ta đâu
Chú giải: Thành Nghiễn, Nhan Uyên, Công Minh Nghi = đều là bậc hiển đạt ở trước đời thầy Mạnh. Đây là thầy Mạnh thuật lời ba người trên ấy để rõ ra rằng đạo một không hai, ai cũng có thể học làm như Nghiêu, Thuấn được, có ý khuyên thế tử nên dốc lòng tin mà cố sức học theo bậc thánh hiền, chớ không phải lại cầu thuyết gì khác nữa
今滕長補短,將五十里也,猶可以為善國。《書》曰:『若藥不瞑眩,厥疾不瘳。』」
Kim Đằng  tuyệt trường bổ đoản, tương ngũ thập lý dã, do khả dĩ vi thiện quốc. Thư viết:  Nhược dược bất minh huyễn, quyết tật bất sưu.
Dịch nghĩa: Nay địa thế nước Đằng, cắt bề dài vá bề ngắn, gầy được vuông năm mươi dặm, còn có thể làm được một nước khá. Kinh Thư có nói rằng: Nếu thuốc chẳng làm cho choáng váng, thì bệnh không thể khỏi được
Chú giải: Thư = sách thượng thư thiên Duyệt mệnh.Miễn huyễn = mờ mịt choáng váng, vì sức thuốc mạnh quá làm cho choáng váng cả người. Đây khuyên thế tử chớ nghĩ nước Đảng là nhỏ, mà nhút nhát về sự hành vi, và khuyên thế tử phải phấn chấn chớ có nhân tuần, cũng như thuốc có sức mạnh thì bệnh mới khỏi
II
滕定公薨,世子謂然友曰:「昔者孟子嘗與我言於宋,於心終不忘。今也不幸至於大故,吾欲使子問於孟子,然後行事。」
Đằng Định Công hoăng, Thế tử vị Nhiên Hữu viết: Tích giả  Mạnh Tử thường dữ ngã ngôn ư Tống, ư tâm chung bất vong. Kim dã bất hạnh chí ư đại cố, ngô dục sử tử vấn ư Mạnh Tử, nhiên hậu hành sự.
Dịch nghĩa: Vua Định công nước Đằng mất. Thế tử bảo Nhiên Hữu rằng: ngày trước thầy Mạnh từng nói chuyện Nghiêu Thuấn tính thiện với ta ở nước Tống, trong lòng ta vẫn không quên, nay ta bất hạnh gặp lại việc đại tang, ta muốn sai người đi hỏi thầy Mạnh, thế nào cho hợp với lễ cổ nhân, rồi sẽ tống táng.
Chú giải: Định công = thân phụ vua Văn công, Thế tử = tức văn công. Nhiên hữu = chức quan sư phó dạy thế tử
然友之鄒,問於孟子。孟子曰:「不亦善乎!親喪固所自盡也。曾子曰:『生,事之以禮;死,葬之以禮,祭之以禮,可謂孝矣。』諸侯之禮,吾未之學也。雖然,吾嘗聞之矣:三年之喪,齋疏之服,飦粥之食,自天子達於庶人,三代共之。」
Nhiên Hữu chi Châu, vấn ư Mạnh Tử. Mạnh Tử viết: Bất diệc thiện hồ! Thân tang cố sở tự tận dã. Tăng tử viết: Sinh, sự chi dĩ lễ, tử táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ, khả vi hiếu hĩ. chư hầu chi lễ, ngô vị chi học dã. Tuy nhiên, ngô thường văn chi hí: tam niên chi tang, tư sơ chi phục, thác chúc chi thực, tự thiên tử đạt ư thứ dân, tam đại cộng chi.
Dịch nghĩa: Nhiên Hữu đi sang nước Châu hỏi thầy Mạnh. Thầy Mạnh nói: Thế tử cho đi hỏi thế chẳng cũng phải đấy ư; việc tang cha mẹ chon người ta vẫn phải tự mình hết lòng đấy. Thầy Tăng tử có nói rằng: Lúc cha mẹ còn sống, thì nuôi đấy cho phải lễ, khi chết thì chôn đấy cho phải lễ, tế đấy cho phải lễ, khá khen là hiếu vậy. Tang lễ ở các nước chư hầu phần nhiều khuyết liệt, ta chửa học được cho tường. Tuy vậy, ta cũng từng nghe được đại lược: Người con chịu tang cha mẹ ba năm, mặc những áo vải to vén gấu, ăn những thức hồ cháo, tự vua thiên tử cho đến kẻ thứ nhân ai cũng thế; Hạ, Thương, Châu ba đời đều thông hành lễ ấy cả
Chú giải: Châu quê thầy Mạnh, Tư = vén gấu. Sở = vải to, áo trở thường may bằng thứ vải to, vén gấu gọi là áo tư thôi, sổ gấu gọi là áo trảm thôi. Chiên chúc = hồ cháo. Thứ nhân = tức là kẻ dân thường
然友反命,定為三年之喪。父兄百官皆欲也,故曰:「吾宗國魯先君莫之行,吾先君亦莫之行也;至於子之身而反之,不可。且《志》曰:『喪祭從先祖。』」曰:「吾有所受之也。」
Nhiên Hữu phản mệnh, định vi tam niên chi tang. Phụ huynh bách quan giai bất dục dã, cố viết: Ngô tông quốc Lỗ tiên quân mạc chi hành, ngô tiên quân  diệc mạc chi hành dã; Chí ư tử chi  thân nhi phản chi, bất khả. Thả Chí viết: Tang tế tùng tiên tổ. Viết: Ngô hữu sở thụ chi dã.
Dịch nghĩa: Nhiên hữu đem lời thầy Mạnh về bảo thế tử, thế tử chuẩn định làm lễ tang ba năm. Phụ huynh trong học và bách quan đều không thuận, mà nói rằng: Đấng tiên quân nước Lỗ là tông quốc ta chẳng ai làm lễ ấy, đấng tiên quân nước Đằng ta cũng chẳng ai làm lễ ấy, đến đời ngươi mà làm trái đi thì không nên. Vả sách Lễ chí có nói rằng: Việc tang việc tế theo đấng tổ tiên. Là ý nói rằng: những điều lễ ấy ta có thừa thụ tự trước truyền lại vậy.
Chú giải: Tông quốc= Nước Đằng với nước Lỗ cũng là dòng dõi nhà Châu, tổ nước Lỗ là Châu công là ngành trưởng, cho nên nước Đằng gọi nước lỗ là tông quốc
謂然友曰:「吾他日未嘗學問,好馳馬試劍。今也父兄百官不我足也;恐其不能盡於大事。子為我問孟子。」然友復之鄒,問孟子。孟子曰:「然,不可以他求者也。孔子曰:『君薨,聽於冢宰,飦粥,面深墨,即位而哭。百官有司,莫敢不哀,先之也。上有好者,下必有甚焉者矣。君子之德,風也;小人之德,草也。草上之風必偃。』。在世子。」
Vị Nhiên Hữu viết: Ngô tha nhật vị thường học vấn, hiếu trì mã thí kiếm. Kim nhật phụ huynh bách quan bất ngã túc dã. Khúng kỳ bất năng tận ư đại sự. Tử vi ngã vấn Mạnh Tử. Nhiên Hữu phục chi Châu, vấn Mạnh tử. Mạnh Tử viết: Nhiên, bất khả dĩ tha cầu giả dã. Khổng tử viết: Quân hoăng, thính ư trủng tể, thác chúc, diện thâm mặc, tức lập nhi khốc. Bách quan hữu ti, mạc cảm bất ai, tiên chi dã. Thượng hữu hiếu giả, bất tất hữu thậm yên giả hỹ. Quân tử chi đức, phong dã. tiểu nhân chi đức, thảo dã. Thảo thượng chi phong tất yển. Thị tại thế tử.
Dịch nghĩa: Thế tử bảo Nhiên Hữu rằng: ta ngày thường chửa từng học vấn, thích quân ngựa đấu gươm, nên ngày nay phụ huynh bách quan chẳng thoả lòng tin ta, ta sợ rằng chẳng hay hết lòng làm được việc lớn là việc tang lễ này, ngươi vì ta lại đi hỏi thầy Mạnh. Nhiên Hữu lại đi sang nước Châu hỏi thầy Mạnh. Thầy Mạnh nói: Phải, họ không tin là phải. Nhưng việc tang không nên trách ở người vậy. Ông Khổng tử có nói rằng: Khi vua mất, việc nước phải nghe theo mệnh lệnh ở quan Chủng tể, thế tử cư tang, húp cháo, sắc mặt sạm đen, tựu vị mà khóc, bách quan và các chức tư chẳng ai là chẳng thương xót, vì người trên đã hết lòng thương mà xướng lên trước vậy. Người trên mà có hiếu thượng điều gì, người dưới tất lại càng hiếu thượng hơn vậy. Cái đức của người dưới như cỏ, gió đè lên trên làn cỏ thì cỏ tất đạp theo. Sự ấy ở lòng thế tử
Chú giải: Chủng tể = người đứng đầu hàng bách quan, tức là tể tướng. Xuyết = húp, uống. Vị = cái vị chỗ tang thứ, Hữu tư = các chức nhỏ. Thượng = đè lên trên. Yên = đạp xuống.
Tiết này là nói người trên hay hết lễ mà làm thì kẻ dưới phải theo, để khuyên thế tử cứ việc hết lòng mà làm tang sự cho hợp lễ
然友反命。世子曰:「然,是誠在我。」五月居廬,未有命戒。百官族人,可謂曰知。及至葬,四方來觀之。顏色之戚,哭泣之哀,吊者大悅。
Nhiên Hữu phản mệnh. Thế tử viết: Nhiên, thị thành tại ngã. Ngũ nguyệt cư lư, vị hữu mệnh giới. Bách quan tộc nhân, khả vị viết tri. Cập chí táng, tứ phương lai quán chi. Nhan sắc chi thích, khốc lập chi ai, điếu giả đại duyệt.
Dịch nghĩa: Nhiên Hữu lại đem lời thầy Mạnh về bảo thế tử. Thế tử rằng: lời thầy bảo thật là phải, sự này là cốt tại ta. Thế tử năm tháng ra ở nhà Ỷ lư, không nói đến việc nước, chửa có mệnh lệnh giáo giới gì cả: bách quan và người trong họ khen thế tử chẳng biết lễ. Kịp đến lúc tống táng, bốn phương lại xem, thấy thế tử nhan sắc buồn rầu, khóc lóc thương xót; kẻ điếu tang ai nấy đều thoả lòng
Chú giải: Lư = cổ lễ khi vua Chư hầu mất năm tháng rồi mới chôn, khi ấy có làm một cái nhà gọi là nhà ỷ lư để quân thần ở ngoài cửa trung môn. Mệnh giới = lời mệnh lệnh của vua truyền ra răn bảo
III
滕文公問為國。
Đằng Văn công vấn vi quốc
Dịch nghĩa: Vua Văn công nước Đằng hỏi cái đạo trị nước.
Chú giải: Vi – trị. Vi quốc = trị nước. Khi ấy Văn công mới lên ngôi, lấy lẽ đón thầy Mạnh đến nước Đằng để hỏi đạo trị nước
孟子曰:「民事不可緩也。《詩》云:『晝爾於茅,宵爾索綯。亟其乘屋,其始播百穀。』
Mạnh tử viết: Dân sự bất khả hoãn dã. Thi vân: Trú nhĩ vu mao, tiêu nhĩ sách đào; cức kỳ thừa ốc, kỳ thuỷ bá bách cốc
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Việc nông không thể chậm trễ được. Kinh Thi có nói rằng: Ngày đi cắt lấy cỏ tranh, đêm kết dây lại cho nhanh; kíp trèo lên lợp nóc, sang năm bắt đầu gieo trăm thứ thóc
Chú giải: Dân sự = việc dân, tức là việc canh nông. Thi = thơ thất nguyệt trong Mân phong kinh Thi. Vu = đi lấy vệ. Sách = dây dùng để buộc tranh. Đào = vặn đi vặn lại kết lại cho săn. Cức = kíp. Thừa = Lên. Ốc = nóc nhà. Thừa ốc = trèo lên nóc nhà để lợp tranh, bá = gieo rắc, nghĩa là ném thóc ra để gieo giống.
Đây là dẫn lời kinh Thi, để chứng ra rằng việc nông cần kíp
民之為道也,有恆者有恆心,無恆者無恆心。無恆心,放僻邪侈,無不為已。及陷乎罪然後從而刑之,是罔民也。焉有仁人在位罔民而可為也?
Dân chi vi đạo dã, hữu hằng sản giả hữu hằng tâm, vô hằng sản giả vô hằng tâm. Cẩu vô hằng tâm, phóng tịch tà xỉ, vô bất vi dĩ. Cập hãm hồ tội, nhiên hậu tùng nhi hình chi, thị võng dân dã. Yên hữu nhân nhân tại vị, võng dân chi khả vi dã
Dịch nghĩa: Cái lẽ làm dân xưa nay, kẻ có thường nghiệp mới giữ được hằng tâm, kẻ không thường nghiệp không giữ được hằng tâm. Nếu không hằng tâm thì dông dài càn dỡ, điều gì là chẳng dám làm. Đến lúc mắc vào tội, lại liền theo mà bắt tội, thế là đánh lưới dân đấy. Có lẽ đâu người nhân làm vua, lại chịu làm cái sự lừa dân mắc lưới đó
Chú giải: Hằng = thường, Hằng sản = cái sản nghiệp về đường sinh hoạt làm ăn thông thường. Hằng tâm = cái lòng thiện vẫn thường có của người ta. Phóng tịch = dông dỡ cong queo. Tà xỉ = mếch lệch càn dỡ. Hãm = mắc vào. Hình = giết, bắt tội, Võng = lưới . Võng dân = Lừa dân mắc vào tội cũng như xua cá mắc vào lưới.
Đây là kể ra cái cớ việc nông của dân không thể chậm trễ được, kịp phải kinh lý khu xử, khiến dân có sản nghiệp no đủ, thì dân mới khỏi làm càn mà nước mới trị được
是故賢君必恭儉禮下,取於民有制。
Thị cố hiền quân, tất cung kiệm, lễ hạ, thủ ư dân hữu chế.
Dịch nghĩa: Cho nên ông vua hiền đời xưa tất cung kính và tiết kiệm; cung kính cho nên biết tiếp đãi kẻ dưới, tiết kiệm cho nên lấy của dân có hạn
Chú giải: Cung kính, là trỏ về sự sửa mình, tiết kiệm trỏ về cái sự nuôi mình. Đây là kể rõ cái đức của ông vua hiền cốt phải cung và kiệm
陽虎曰:『為富不仁矣;為仁不富矣。』
Dương Hổ viết: Vi phú bất nhân hĩ; vi nhân bất phú hĩ
Dịch nghĩa: Dương Hổ có nói rằng: Đã làm giàu thì bất nhân, đã làm nhân thì không giàu được
Chú giải: Dương Hổ = kẻ gia thần của họ Quý nước Lỗ
夏後氏五十而貢,殷人七十而助,周人百畝而徹。其實皆什一也。徹者徹也,助者藉也。
Hạ hậu thị ngũ thập nhi Cống. Ân nhân thất thập nhi Trợ, Châu nhân bách mẫu nhi Triệt, kỳ thực giai thập nhất dã. Triệt giả triệt dã, Trợ giả tạ dã
Dịch nghĩa: Nhà Hạ hậu mỗi người dân thụ điền năm mươi mẫu mà làm phép Cống, nhà Ân mỗi người dân thụ điền bảy mươi mẫu mà làm phép Trợ, nhà Châu mỗi người dân thụ điền trăm mẫu mà làm phép Triệt, kỳ thực đều là mười phần lấy thuế một phần cả. Triệt nghĩa là thông suốt, Trợ nghĩa là mượn.
Chú giải: mẫu = mẫu ngày xưa có khác với mẫu ngày nay, về bề rộng hẹp nên lấy ý mà hiểu. Cống = dâng nộp, nghĩa là tính số ruộng mà thu số thóc, để nộp vào nhà vua. Đời nhà Hạ, trong năm mươi mẫu, tính số ruộng ra mà thu lấy năm mẫu thóc đem nộp cho vua, gọi là phép Cống. Trợ = mượn làm giúp, nghĩa là ruộng của vua mà mượn dân cày. Đời nhà Ân mưới làm ra cái phép tỉnh điền, lấy chỗ đất 630 mẫu, vạch ra chín khu, làm hình chữ tỉnh, mỗi khu bảy mươi mẫu, ở giữa là công điền, ở ngoài tám nhà, mỗi một nhà nhận một khu, gọi là tư điền, nhà vua chỉ mượn sức dân cày giúp cho công điền, mà không đánh thuế tư điền nữa, gọi là phép trợ. Triệt = thông suốt, nghĩa là gom sức chung lại mà làm, rồi trích từng mẫu ra mà nộp thuế. Đời nhà Châu chốn làng xóm đất cao thấp không đều, không thể vạch ra chữ tỉnh được, thì dùng phép Cống, trong khu số ruộng mười người, có một cái ngòi làm giới hạn. Chốn đô bỉe đất phẳng phiu, có thể vạch ra chữ tỉnh được, thì dùng phép Trợ, tám nhà chung nhau một tỉnh, lúc cày ruộng thì thông lực với nhau mà làm, lúc thu thuế thì kể số mẫu mà chia cho đều, gọi là phép Triệt. Đây là kể ra những phép sắp đặt cho dân về đường thường sản, và cái phép lấy thuế của dân
龍子曰:『治地莫善於助,莫不善於貢。貢者校數之中以為常。樂粒米狼,多取之而不為虐,則寡取之;兇年糞其田而不足,則必取盈焉。為民父母,使民盻盻然,將終勤動,不得以養其父母,又稱貸而益之,使老稚  轉乎溝壑,惡在其為民父母也?』
Long tử viết: Trị địa mạc thiện ư Trợ, mạc bất thiện ư Cống. Cống giả hiệu sổ tuế chi trung dĩ vi thường, lạc tuế lạp mễ lang lệ, đa thủ chi nhi bất vi ngược, tắc quả thủ chi; hung niên phấn kỳ điều nhi bất túc, tắc tất thủ doanh yên. Vi dân phụ mẫu, sử dân nghễ nghễ nhiên, tương chung tuế cần động, bất đắc dĩ dưỡng kỳ phụ mẫu, hựu xưng thải nhi ích chi, sử lão trĩ chuyển hồ câu hác, ố tại kỳ vi dân phụ mẫu dã
Dịch nghĩa: Long tử có nói rằng: Cái phép trị đất không gì hay hơn phép Trợ, không gì dở hơn phép Cống. Phép Cống ấy, chỉ tính xem cái số thu hoạch trong khoảng vài năm, để làm cái lệ thu thuế nhất định, năm được mùa thóc gạo bừa bãi, dẫu lấy nhiều lên cũng chẳng là tệ, thì lại lấy thuế ít; năm mất mùa không đủ cái chi phí bón ruộng, thì lại tất lấy thuế cho đầy số. Làm cha mẹ dân, khiến dân gườm gườm mà trông, đến nỗi suốt năm khó nhọc, được hột thóc, chẳng được để nuôi cha mẹ, nó lại phải đi vay mà bù thêm vào cái số nộp thuế, khiến cho người già người trẻ chết lăn ở chỗ ngòi hang, sao xứng là cha mẹ dân vậy
Chú giải: Long tử = Người hiền triết đời xưa, Hiệu = so sánh, tính xem là bao nhiêu. Lang lệ = bừa bãi. Phấn = bón, vun, Doanh = đầy, đủ. Nghễ nghễ = dáng bộ ghét giận mà lườm trông. Xưng thải = đi vay mượn thêm. Đây là dẫn lời Long tử, để rõ ra phép Cống nhà Hạ không bằng phép Trợ nhà Ân, ngày nay nên bắt chước phép Trợ
夫世祿滕固行之矣。
Phù thế lộc, Đằng cố hành chi hĩ
Dịch nghĩa: Ôi cái phép thế lộc, nước Đằng vẫn đã làm đó rồi.
Chú giải: Thế lộc = kẻ làm quan cha truyền con nối, đời đời ăn lộc; đời xưa ăn lộc bằng ruộng, mà phép thế lộc thì cũng là lấy cái thuế công điền nộp vào để làm bổng lộc cho các quan, nên phép thế lộc cùng với phép tỉnh điền, hai phép thường có quan hệ với nhau. Nước Đằng vốn đã làm phép thế lộc ấy rồi, nhưng còn phép Trợ trong phép tỉnh điền thì nước Đằng vẫn chửa làm, nên lấy thuế dân vẫn không có chừng mực
《詩》云:『雨我公田,遂及我私。』惟助為有公田。由此觀之,雖周亦助也。Thi vân: Vũ ngã công điền, toại cập ngã tư. Duy Trợ vi hữu công điền; do thử quan chi, tuy Châu diệc trợ dã.
Dịch nghĩa: Kinh Thi có nói rằng: Mưa ruộng công ta, rồi đến ruộng tư. Duy phép Trợ mới có công điền, bởi lời ấy mà xem, dẫu nhà Châu cũng dùng phép Trợ đấy.
Chú giải: Thi = thơ Đại điền trong thiên Tiểu nhã. Đây là dẫn kinh Thi để chứng về sự nhà Châu cũng dùng phép Trợ, không những nhà Ân, là ý khuyên nước Đằng nên dùng phép Trợ
設為庠序學校以教之。庠者養也,校者教也,序者射也。夏曰校,殷曰序,周曰庠,學則三代共之,皆所以明人倫也。人倫明於上,小民親於下。
Thiết vi Tường Tự Học Hiệu dĩ giáo chi; Tường giả dưỡng dã, Hiểu giả giáo dã, Tự giả xạ dã. Hạ viết Hiệu, Ân viết Tự, Châu viết Tường; Học tắc tam đại cộng chi, giai sở dĩ minh nhân luân dã; nhân luân minh ư thượng, tiểu dân thân ư hạ
Dịch nghĩa: Đặt ra nhà Tường, nhà Tự, nhà Học, nhà Hiệu để dạy dân; nhà Tường lấy nghĩa là nuôi người già, nhà Hiệu lấy nghĩa là dậy dân, nhà Tự lấy nghĩa là tập bắn. Đời Hạ gọi là nhà Hiệu, đời Ân gọi là nhà Tự, đời Châu gọi là nhà Tường, đều là nhà Hương học; đến như nhà Quốc học, thì Tam địa cùng gọi một tên; hương học cùng quốc học, đều để tỏ rõ ra cái đạo làm người; đạo làm người rõ rệt ra ở trên, kẻ tiểu dân thân yêu nhau ở dưới.
Chú giải: Nhân luân = đạo luân lý của loài người, chia ra có năm điều: Cha con phải có thân, vua tôi phải có nghĩa, trai gái phải có phân biệt, lớn nhỏ phải có thứ tự, bè bạn phải có tín, gọi là ngũ luân. Đây là nói về sự giáo hoá; nhưng thi hành được sự giáo hoá là bởi dân có hằng tâm, dân có hằng tâm là bởi dân có hằng sản, xem thế thì biết việc canh nông của dân không thể hoãn được vậy
有王者起,必來取法,是為王者師也。
Hữu vương giả khởi, tất lai thủ pháp, thị vi vương giả sư dã
Dịch nghĩa: Sau này có đấng vương giả dấy lên, tất lại mà bắt chước, ấy là làm thầy đấng vương giả vậy.
Chú giải: Vương giả = người có nhân chính đấy được vương nghiệp
《詩》云:周雖舊邦,其命維新。文王之謂也。子力行之,亦以新子之國。
Thi vân: Châu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân. Văn vương chi vị dã, tử lực hành chi, diệc dĩ tân tử chi quốc.
Dịch nghĩa: Kinh Thi có nói rằng: Nhà châu tuy nước cũ, mệnh trời mới từ đây. Ấy là nói về đời vua Văn vương vậy, ngươi cố sức làm đi, cũng có thể mới được nước ngươi.
Chú giải: Thi = thơ văn vương trong thiên Đại nhã. Cựu bang = nước cũ. Nhà Châu từ đời ông Hậu Tác mới được phong, vẫn là nước Chư hầu cũ, cho nên gọi là nước cũ. Duy tân = Bui mới, trỏ về vua Văn vương mới chịu mệnh trời, ba phần thiên hạ đã có hai, cơ nghiệp mới thịnh lên từ đấy. Tử = trỏ vua Văn công nước Đằng; lệ đời bấy giờ, ông vua mới tức vị chửa qua năm, thì gọi là tử.
Đây là khuyến miễn vua Đằng nên hết sức mà làm lấy vương chính, trước nuôi dân cho có hằng sản, sau dạy dân cho có luân thường, thì cũng có thể duy tân được nước mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét