Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

MẠNH TỬ 12

陳臻問曰:「前日於齊,王饋兼金一百而不受;於宋,饋七十鎰而受;於薛,饋五十鎰而受。前日之不受是,則今日之受非也;今日之受是,則前日之不受非 也;夫子必居一於此矣。」孟子曰:「皆是也。
Dịch âm: Trần Trăn vấn viết: Tiền nhật ư Tề, vương quỹ kiêm kim nhất bách, nhi bất thụ; ư Tống, quỹ thất thập dật nhi thụ; ư Tiết, quỹ ngũ thập dật nhi thụ. Tiền nhật chi bất thụ thị, tắc kim nhật chi thụ phi dã; kim nhật chi thụ thị, tắc tiền nhật chi bất thụ phi dã; phu tử tất cư nhất ư thử hĩ. Mạnh tử viết: Giai thị dã
Dịch nghĩa:Trần Trăn hỏi rằng: Ngày trước thầy ở nước Tề, vua cho vàng tốt một trăm dật mà chẳng lấy; khi ở nước Tống cho bảy mươi dật mà lấy; khi ở nước Tiết cho năm mươi dật mà lấy. Ngày trước chẳng lấy là phải, thì ngày nay lấy là chẳng phải; ngày nay lấy là phải, thì ngày trước chẳng lấy là chẳng phải; nhà thầy tất có một điều chẳng phải ở đó. Thầy Mạnh nói: Đều là phải cả.
Chú giải: Trần Trăn = học trò thầy Mạnh. Kiêm kim = vàng tốt, cái giá kiêm bộ hơn vàng thường. Dật = Cái số đóng vào cân đời xưa là 20 lạng
當在宋也,予將有遠行;行者必以贐,辭曰『饋贐』,予何為不受?
Dịch âm: Đương tại Tống dã, dư tương hữu viễn hành, hành giả tất dĩ tẫn. Từ viết quỹ tẫn, dư hà vi bất thụ?
Dịch nghĩa: Đương khi ở nước Tống, ta sắp sửa có việc phải đi xa, tiễn người đi xa vẫn có lễ đưa tiền ăn đường. Lời nói rằng đưa tặng tiền ăn đường, ta sao lại chẳng lấy.
Chú giải: Tẫn= Món lễ vật tiễn tống người đi đường. Từ = Lờin nói, trỏ về lời nói của người đưa tiễn. Quỹ = đưa tặng. Từ tiết này trở xuống là nói rõ ra cái lẽ nhân lấy vàng với không nhận lấy vàng đều là phải cả
當在薛也,予有戒心,辭曰『聞戒故為兵饋 之』,予何為不受?
Dịch âm: Đương tại Tiết dã, dư hữu giới tâm, Từ viết văn giới, cố vị binh quỹ chi, dư hà vi bất thụ.
Dịch nghĩa: Đương khi ở nước Tiết, ta có sự phải cảnh giới trong tâm. Lời nói rằng; nghe có sự phải cảnh giới, nên vì việc binh mà đưa tặng, ta sao lại chẳng lấy.
Chú giải: Giới tâm= có sự nguy hiểm phải răn sợ ở trong tâm, mà làm cách phòng bị trước. Nghe đâu khi bấy giờ có kẻ muốn làm hại thầy Mạnh, cho nên thầy Mạnh đi qua cõi nước Tiết, phải dùng đến binh lính để giữ mình, vua nước Tiết đưa vàng là giúp cho thầy Mạnh dùng về việc binh bị
若於齊則未有處也。無處而饋之,是貨之也;焉有君子而可以貨取乎?」
Dịch âm: nhược ư Tề, tắc vị hữu xử dã, vô xử nhi quỹ chi, thị hoá chi dã; yên hữu quân tử nhi khả dĩ hoá thủ hồ.
Dịch nghĩa: Đến như khi ở nước Tề, thì chưa có sự gì xử về lễ giao tế, không xử về lễ gì mà đem cho, thế là lấy của đem cho đấy; đâu lại có người quân tử mà có thể lấy của vời đến được.
Chú giải: Xử = có sự mà xử về lễ gì, như có sự viễn hành, thì lấy lễ đưa tiền ăn đường mà xử; có sự giới tâm, thì lấy lễ giúp về việc binh mà xử. Thầy Manh ở nước Tề thì không có sự viễn hành giới tâm gì cả, nên không xử về lễ gì được. Thủ = vời đến. Hoá thủ = đem của vời đến, nghĩa là lấy của mà lung lạc được người quân tử. Đây là kể ra người quân tử khi từ chối của người, hoặc khi nhận lấy của người, đều thích hợp với cái lẽ phải đó mà thôi.
IV
孟子之平陸,謂其大夫曰:「子之持戟之士,一日而三失伍,則去之否乎?」曰:「不待三。」「
Mạnh Tử chi Bình lục, vị kỳ đại phu viết: Tử chi trì kích chi sĩ, nhất nhật nhi tam thất ngũ, tắc khử chi phủ hồ? Viết: bất đãi tam.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh đi sang đất Bình lục, bảo quan Đại phu đất ấy rằng: Người chiến sĩ cầm giáo của nhà ngươi, một ngày mà ba lần sai bỏ hàng ngũ, thì giết nó đi hay không? Quan đại phu nói: Chẳng đợi đến ba lần
Chú giải: Bình lục = tên cái ấp của nước Tề. Đại phu = quan cai trị trong ấp. Kích = Cái giáo có ngạnh. Chấp kích = cầm giáo, tức là phận sự người ngũ trưởng, lúc hành quân phải cầm giáo. Ngũ = hàng liệt trong đám quân. Khử = tức là giết đi 
然則子之失伍也亦多矣。兇年饑歲,子之民,老羸轉於溝壑,壯者散而之四方者幾千人矣。」曰:「此非距心之所得為也。」
Nhiên tắc tử thất ngũ dã diệc đa hĩ. Hung niên cơ tuế, tử chi dân, lão lôi chuyển ư câu hác, tráng giả tán nhi chi tứ phương giả kỉ thiên dân hĩ. Viết: thử phi Cự Tâm chi sở đắc vi dã.
Dịch nghĩa: Thầy nói: Thế thì nhà ngươi sai bỏ hàng ngũ cũng nhiều lắm: Năm mất mùa, khi kém đói, dân nhà ngươi, người già yếu chết lăn xuống ngòi hang, người khoẻ mạnh thì tan tác đi bốn phương kể có mấy nghìn người đấy. Quan đại phu nói: Những sự ấy nào phải Cự Tâm này được tự chuyên mà làm đâu.
Chú giải: Thất ngũ = Đây là nói quan Đại phu bỏ mất chức việc mình, cũng như kẻ chiến sĩ sai bỏ hàng ngũ. Nuy = gầy còm yêu. Cự Tâm = tên quan đại phu.
Đây là ý Cự Tâm muốn đổ lỗi tại vua làm thất chính nên đến nỗi thế, chớ như việc cứu tế có phải tự mình được chuyên làm đâu. Thế là Cự Tâm cũng chưa biết tội mình vậy
曰:「今有受人之牛羊而為之牧之者,則必為之求牧與芻矣。求牧與芻而不
得,則反諸其人乎?抑亦  立而視其死與?」曰:「此則距心之罪也。」
Viết: Kim hữu thụ nhân chi ngưu dương nhi vi chi  mục chi giả, tắc tất vi chi cầu mục dữ sô hĩ. Cầu mục dữ sô nhi bất đắc, tắc phản chư kỳ nhân hồ? Ức diệc lập nhi thị kỳ tử dư? Viết: thử tắc Cự Tâm chi tội dã.
 Dịch nghĩa: Thầy nói: Nay có kẻ nhận lấy trâu dê của người mà vì người đem chăn, thì hẳn vì người cầu lấy chỗ đất chăn và cỏ; cầu chỗ đất chăn và cỏ mà chẳng được, thì đem trâu dê trả người ta chăng, hay là cứ đứng mà trông trâu dê nó chết đấy ư? Quan Đại phu nói: Thế thì là tội Cự Tâm này vậy
Chú giải: Chữ Mục trên nghĩa là chăn nuôi, chữ mục dưới nghĩa là đất chăn (cái vùng đất cỏ rộng rãi, có thể chăn trâu dê được) Sô = cỏ. Đây là nói ra cái ý nếu không cứu được dân, thì sao chẳng từ quan mà về.
他日見於王曰:「王之為都者,臣知五人焉。知其罪者,惟孔距心。為王誦之。」王曰:「此則寡人之罪也。」
Tha nhật kiến ư vương viết: Vương chi vi đô giả, thần tri ngũ nhân yên. Tri kỳ tội giả, duy Khổng Cự Tâm. Vi vương tụng chi. Vương viết: thử tắc quả nhân chi tội dã.
Dịch nghĩa: Ngày khác thầy Mạnh vào yết kiến vua, nói rằng: Những người cai trị đô ấp của vua, tôi được biết năm người, nhưng người biết tội mình chỉ có Khổng Cự Tâm. Vì vu thuật lại câu chuyện mới rồi. Vua nói rằng: Thế thì là tội quả nhân này vậy..
Chú giải: Vi = quản trị. Đô = cái ấp có miếu thờ đấng tiên quân gọi là đô. Vi đô = quản trị một đô ấp. Tụng = kể lại lời nói. Đây là thầy Mạnh đi sang đất nước Tề, trông thấy cái quang cảnh mất mùa dân đói, nên thầy mới hiện ra mọi lẽ, để khiến cho vua tôi nước Tề đều phải nhận lấy tội mà cứu lấy dân
V
孟子謂蚔蛙曰:「子之辭靈丘而請士師,似也,為其可以言也。今既數月矣,未可以言與?」
Mạnh tử vị Trì oa viết: Tử chi từ Linh khâu nhi thỉnh Sĩ tư, tự dã, vị kỳ khả dĩ ngôn dã. Kim ký sổ nguyệt hĩ, vị khả dĩ ngôn dư?
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh bảo Trì oa rằng: Thầy từ chối không làm quan ở đất Linh khâu, mà xin làm quan Sĩ sư, bằng dường có lẽ vậy, vì chức ấy gần vua, có thể can nói được mọi việc hình phạt sai lầm. Nay đã vài tháng rồi, chưa có điều gì nên nói dư?
Chú giải: Trì oa = tên quan Đại phu nước Tề . Linh khâu = Tên cái ấp của nước Tề. Sĩ sư = Chức quan giữ việc hình. Tự = Bằng đường có lẽ 
蚔蛙諫於王而不用,致為臣而去。
Trì oa gián ư vương nhi bất dụng, trí vi thần nhi khứ
Dịch nghĩa: Trì Oa can vua mà vua không dùng, liền trả lại chức làm tôi mà đi
Chú giải: Trí = trả lại. Trí vi thần = Trả lại chức làm tôi, nghĩa là cáo quan về
齊人曰:「所以為蛙,則善  矣;所以自為,則吾不知也。」
Tề nhân viết: Sở dĩ vị Trì Oa tắc thiện hĩ, sở dĩ tự vị tắc ngô bất tri dã.
Dịch nghĩa: Người nước Tề nói rằng: Thầy Mạnh sở dĩ vì người Trì Oa thì phải, còn sở dĩ vì mình thì ta chẳng biết có phải không?
Chú giải: Đây là người nước Tề có ý chê Thầy Mạnh khi ở nước Tề, đã không thi hành cái đạo mình ra được, mà chẳng biết đi, thế là chỉ biết vì người bảo người lấy cái nghĩa nên ở nên đi, mà không biết vì mình bảo lấy mình vậy.
公都子以告。Công Đô tử dĩ cáo.
Dịch nghĩa: Công Đô tử đem lời ấy mách bảo thầy Mạnh
Chú giải: Công đô tử = Học trò thầy Mạnh
曰:「吾聞之也:有官守者,不得其職則去;有言責者,不得其言則去。我無官守,我無言責也,則吾進退豈不綽綽然 有餘裕哉?」
Viết: Ngô văn chi dã: Hữu quan thủ giả, bất đắc kỳ chức tắc khứ; hữu ngôn trách giả, bất đắc kỳ ngôn tắc khứ. Ngã vô quan thủ, ngã vô ngôn trách dã, tắc ngô tiến thoái khởi bất xước xước nhiên hữu dư dụ tai!
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Ta nghe đấy rằng: Người có chức phận làm quan, mà chẳng được làm hết chức phận mình thì đi; người có chức trách phải nói, mà nói chẳng được đắt lời thì đi. Chứ như ta không giữ chức quan nào không có chức trách phải nói, thì ta tới lui tự tiện, há chẳng thung dung thư thái lắm thay!
Chú giải: Quan thủ= Giữ về một chức quan gì mà có chuyên trách. Ngôn trách = giữ trách nhiệm về việc can ngăn. Xước xước nhiên = dáng bộ thung dung, Dư dụ = rộng rãi không phải bó buộc.
Đây là nói thầy Mạnh khi ở nước Tề, ở về cái địa vị làm khách làm thầy, chửa từng chịu nhận bổng lộc, nên nói thì nói, muốn đi thì đi, khi ở khi đi tự mình vẫn có một cách tiến thoái thung dung, không có bó buộc như người có quan thủ, có ngôn trách, để rõ ra cái địa vị và cái đạo lý của thầy Mạnh đối với nước Tề khác với người Trì Oa
VI
孟子為卿於齊,出吊於滕,王使蓋大夫王驩為輔行。王驩朝暮見,反齊、滕之路,未嘗與之言行事也。
Mạnh tử vi Khanh ư Tề, xuất điếu ư Đằng. Vương sử cáp đại phu Vương Hoan vi phụ hành. Vương Hoan chiêu mộ hiện; phản Tề Đằng chi lộ. Vị thường dữ chi ngôn hành sự dã
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh làm quan Khanh ở nước Tề, vì vua Tề đi ra viếng thăm vua nước Đằng. Vua Tề sai quan đại phu đất Cáp là Vương Hoan làm người đi phụ tá. Vương Hoan buổi sớm buổi chiều vào yết kiến thầy; từ lúc đi đến lúc trở về, trong quãng đường nước Tề nước Đằng, thầy chưa từng cùng với ngươi Hoan bàn nói đến việc đi sứ.
Chú giải: Cáp = Tên ấp nước Tề. Vương Hoan = người bày tôi thân yêu của vua tề. Phụ hành = Người đi giúp việc, tức là người phó sứ Tề公孫丑曰:「齊卿之位,不為小矣;齊、滕之路,不為近矣。反之而未嘗與言行事,何也?」曰:「夫既或治之,予何言哉?」
Công Tôn Sửu viết: Tề Khanh chi vị, bất vi tiểu hĩ; Tề, Đằng chi lộ, bất vi cận hĩ; phản chi nhi vị thường dữ ngôn hành sự, hà dã? Viết: Phù ký hoặc trị chi, dư hà ngôn tai.
Dịch nghĩa: Công Tôn Sửu hỏi rằng: Ngôi quan Khanh nước Tề, chẳng phải là nhỏ; quãng đường nước Tề nước Đằng, chẳng phải là gần; từ lúc đi đến lúc viề, mà thầy chưa từng cùng với hắn bàn nói đến việc đi sứ, là ý sao? Thầy nói: Kia đã có kẻ sắp sửa đâu vào đấy cả rồi, ta còn phải nói gì nữa
Chú giải: Tề Khanh = bấy giờ người Hoan quyền nhiếp chức quan Khanh để đi với thầy Mạnh, cho nên cũng gọi là chức quan Khanh nước Tề. Trị = sửa sang sắp đặt.
Đây là thầy Mạnh đối đãi với kẻ tiểu nhân, có một cách không ác mà nghiêm, thầy không thèm nói chuyện với Vương Hoan, ý là không muốn đồng sự với kẻ tiểu nhân vậy. Nhưng không tiện nói rõ ta, nên mới nói thác ra rằng đã có người sắp sửa cả rồi, mình không phải nói nữa
VII
孟子自齊葬於魯。反於齊,止於嬴。充虞請曰:「前日不知虞之不肖,使虞敦匠事;嚴,虞不敢請。今愿竊有請也:木若以美然。」
Mạnh tử tự Tề táng ư Lỗ, phản ư Tề, chỉ ư Doanh. Sung Ngu thỉnh viết: Tiền nhật bất tri ngu chi bất tiếu, sử Ngu đôn tượng sự, nghiêm; Ngu bất cảm thỉnh. Kim nguyện thiết hữu thỉnh dã, mộc nhược dĩ mĩ nhiên?
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh tự nước Tề đưa tang mẹ về nước Lỗ, lại trở về nước Tề, nghỉ ở đất Doanh. Sung Ngu hỏi rằng: Ngày trước nhà thầy chẳng biết Ngu này là bất tiếu, sai Ngu này sửa sang việc quan quách, bấy giờ thầy đang thương xót bối rối, Ngu này chẳng dám hỏi. Nay xin trộm hỏi một điều rằng: Gỗ làm quan tài bằng dường tốt quá vậy?
Chú giải: Doanh = tên ấp nước Tề. Sung Ngu = Học trò thầy Mạnh. Thỉnh = Nghĩa là xin hỏi. Bất tiếu = chẳng hiển, trỏ người hư hèn; đây là lời nói nhún mình. Đôn = đốc thúc sửa sang. Tượng sự = việc thợ mộc làm quan quách. Nghiêm = Cấp bách, là ý bối rối vội vàng.
Bấy giờ thầy Mạnh làm quan ở nước Tề mà đưa tang mẹ về nước Lỗ
曰:「古者棺槨無度,中 古棺七寸、槨稱之,自天子達於庶人。非
直為觀美也,然後盡於人心。
Viết: Cổ giả qua quách vô độ; trung cổ quan thất thốn, quách xứng chi; tự thiên tử đạt ư thứ nhân, phi trực vi quan mĩ dã, nhiên hậu tận tư nhân tâm
Dịch nghĩa: Thầy nói: Đời thượng cổ quan quách không có nhất định; đời trung cổ đặt ra phép cái quan dầy bảy tấc, các quách cũng xứng như cái quan; tự ông vua suốt đến người dân ai cũng thế, chẳng phải những là làm ra tốt đẹp, để người xem đâu, như thế mới là hết lòng con người ta
Chú giải: Quan = quan tài làm bằng gỗ. Quách = gỗ bọc ở ngoài cái quan. Trung cổ = Trỏ về đời ông Châu công chế ra lễ. Thất thốn = bảy tấc, cái tấc thuộc về chế cổ, khác với chế kim. Đây là nói cái ý cổ giả dùng quan quách dầy và bền, là muốn làm cho chắc chắn lâu dài, thì mói thoả lòng con đối với cha mẹ, chứ không phải chỉ làm cho đẹp mắt người
不得,不可以為悅;無財,不可以為悅。得之為有財。古之人皆用之,
吾何為獨不然?
Bất đắc, bất khả dĩ vi duyệt, vô tài, bất khả dĩ vi duyệt; đắc chi vi hữu tài, cổ chi nhân giai dụng chi, ngô hà vi độc bất nhiên.
Dịch nghĩa: Chẳng được phép làm cho thật hậu, thì không thể làm cho hả lòng được; không có của không thể làm cho hả lòng được; được phép làm mà lại có của, người đời xưa đều dùng hậu táng cả đấy, ta cớ gì lại chẳng làm như thế.
Chú giải: Chữ vi ở câu: Đắc chi vi hữu tài, chữ vi ấy nên làm chữ nhi, nghĩa là vừa được phép làm lại vừa có của. Đây là nói cổ giả làm con người ai cũng muốn làm quan tài tốt đẹp để hậu táng cho cha mẹ. chỉ vì pháp chế hạn cấm, hoặc vì tiền tài thiếu thốn, không thể làm cho hết lòng được. Nếu có của mà lại được làm, thì ai là chẳng làm cho hết lòng
且比化者,無使土親膚,於人心獨無恔乎?
Thả tị hoá, vô sử thổ thân phu, ư nhân tâm độc vô hiệu hồ.
Dịch nghĩa: Vả vì người chết, không để cho đất gần với da, trong lòng người con lại không thoả ư?
Chú giải: Ti = vì. Hoá giả = người chết, trỏ về cha mẹ. Thân = gần vào. Phu = da người, Hiệu = sướng, lấy làm thoả lòng mà không ân hận gì
吾聞之君子:不以天下儉其親。」
Ngô văn chi dã, quân tử bất dĩ thiên hạ kiệm kỳ thân
Dịch nghĩa: Ta nghe đấy rằng người quân tử chẳng vì thiên hạ tiếc của mà hà tiện với cha mẹ mình.
Chú giải: Đây là nói người con đối với cha mẹ lúc tống chung phải cho hết lòng; so sánh cái lễ trên đời với cái của nhà mình nếu làm được đến đâu thì cứ hết lòng mà làm đến đấy. Không nên tiếc của đời mà hà tiện với cha mẹ. Thế thì thầy Mạnh làm áo quan tốt để hậu táng mẹ là phải
VIII
沈同以其私問曰:「燕可伐與?」孟子曰:「可。子噲不得與人燕,子之不得受燕於子噲。有仕於此,而子悅之,不告於王,而私與之吾子之祿爵;
夫士也,  亦無王命而私受之於子,則可乎?何以異於是?」
Thẩm Đồng dĩ kỳ tư vấn viết: “Yên khả phạt dư?” Mạnh tử viết: Khả, Tử Khoái bất đắc dữ nhân Yên, Tử Chi bất đắc thụ Yên ư Tử Khoái. Hữu sĩ ư thử, nhi tử duyệt chi, bất cáo ư vương, nhi tư dữ chi ngô tử chi lộc tước. Phù sĩ dã diệc vô vương mệnh, nhi tư thụ chi ư tử, tắc khả hồ. hà dĩ dị ư thị.
Dịch nghĩa: Ngươi Thẩm Đồng lấy ý riêng mình hỏi thầy Mạnh rằng: Nước Yên, có nên đánh không? Thầy Mạnh nói rằng: Nên đánh. Vì rằng Tử Khoái không có lẽ được đem nước yên cho người, Tử Chi cũng không có lẽ được nhận nước Yên ở Tử Khoái. Ví như có người lại làm quan ở đây, mà ngươi bằng lòng người ấy, ngươi chẳng thưa với vua, mà đem cho riêng người ấy lộc tước của ngươi, Ôi người sĩ kia cũng không có mệnh vua, mà chịu riêng cái lộc tước ấy ở ngươi, thì so với kẽ có nên không? Sự vua tôi nước Yên khác gì sự ấy.
Chú giải: Thẩm Đồng = Người bề tôi nước Tề. Tử Khoái = vua nước Yên. Tử Chi = tướng nước Yên. Tử Khoái nghe lời xui siểm mà nhường nước cho Tử Chi, trong nước Yên đại loạn, nước Tề bấy giờ muốn thừa loạn đánh lấy nước Yên. Đây là thầy Mạnh nói ra cái lẽ nên đi đánh nước Yên, vì vua tôi nước Yên đều có lỗi, là vì thổ địa nhân dân của nước Yên, là tự đấng tiên quân truyền lại, vua tôi nước Yên không được tự tiện mà truyền thụ lẫn cho nhau
齊人伐燕。或問曰:「勸齊伐燕,有諸?」曰:「未也。沈同問:『燕可伐與?』吾應之曰:『可。』彼然而伐之也。彼如曰:『孰可以伐之?』則將應之曰:『為天吏則可以伐之。』今有殺人者,或問之曰:『人可殺與?』則將應之曰:『可。』彼如曰:『孰可以殺之?』則  將應之曰:『為士師
則可以殺之。』今以燕伐燕,何為勸之哉?」
Tề nhân phạt Yên. Hoặc vấn viết: Khuyến Tề phạt Yên, hữu chư? Viết: Vị dã. Thẩm Đồng vấn Yên khả phạt dư, ngô ứng chi viết khả, bỉ nhiên nhi phạt chi dã. Bỉ như viết thục khả dĩ phạt chi? Tắc tương ứng chi viết vi thiên lại tắc khả dĩ phạt chi. Kim hữu sát nhân giả, hoặc vấn chi viết, nhân khả sát dư; tắc tương ứng chi viết khả. Bỉ như viết thục khả dĩ sát chi? Tắc tương ứng chi viết vi Sĩ si tắc khả dĩ sát chi. Kim dĩ Yên phạt Yên, hà vi khuyến chi tai
Dịch nghĩa: Người nước Tề đi đánh nước Yên. Hoặc có kẻ hỏi rằng: “Nhà thầy khuyên người nước Tề đi đánh nước Yên đấy phải không? Thầy Mạnh mói: Ta chưa từng khuyên họ bao giờ. Ngươi Thầm Đồng có hỏi rằng nước Yên có nên đánh không? Ta trả lời rằng nên đánh, người kia lấy làm phải mà đi đánh vậy. Người kia nếu lại hỏi rằng ai có thể đánh được? thì hẳn phải trả lời rằng làm kẻ thiên lại mới có thể đánh được. Nay có đứa giết người, hoặc có kẻ hỏi rằng đứa giết người ấy có nên giết không? Thì phải trả lời rằng nên giết. Người kia nếu hỏi lại rằng ai có thể giết được? Thì hẳn phải trả lời rằng làm quan Sĩ sư mới có thể giết được. Nay lấy nước Yên đi đánh nước Yên, ai lại khuyên làm gì.
Chú giải: Thiên lại = Cái kẻ có đức mà phụng mệnh trời đi đánh kẻ có tội. Sĩ sư = Quan giữ việc hình luật. Dĩ Yên phạt Yên = Nói nước Tề cũng vô đạo chẳng khác gì nước Yên, mà đi đánh nước Yên
IX
燕人畔,王曰:「吾甚慚於孟子。」
Yên nhân bạn, Vương viết: Ngô thậm tàm ư Mạnh tử.
Dịch nghĩa: Người nước Yên làm phản nước Tề, vua Tề nói rằng: Ta thẹn với thầy Mạnh lắm!.
Chú giải: Bạn, nghĩa là không phục mà cự lại. Đây là vua Tề thẹn vì trước kia không nghe lời thầy Mạnh khoan đãi nước Yên, quả nhiên dân nước Yên khởi lên phản lại nước Tề, nên vua nước Tề có ý thẹn, cũng là bởi lòng lương tâm biết hối ngộ vậy
陳賈曰:「王無患焉,王自以為與周公,孰仁且智?」王曰:「惡!是何言也!」曰:「周公使管叔監殷,管叔以殷畔。知而使之,是不仁也;不知而使之,是不智也。仁智,周公未之盡也,而況於王乎?賈請見而解之。」
Trần Giả viết: Vương vô hoạn yên; vương tự dĩ vi dữ châu công thục nhân thả trí? Vương viết : Ô! Thị hà ngôn dã? Viết: Châu công sử Quản thúc giám Ân, Quản thúc dĩ Ân bạn. Tri nhi sử chi, thị bất nhân dã; bất tri, nhi sử chi, thị bất trí dã; nhân trí, Châu công vị chi tận dã, nhi huống ư vương hồ. Giả thỉnh kiến nhi giải chi.
Dịch nghĩa: Trần Giả nói rằng: Vua chớ lo có cái thẹn ấy vậy; vua tự nghĩ so với ông Châu công ái nhân và trí hơn? Vua nói rằng: Ôi! Sao lại nói thế, đâu dám ví với ông Châu công. Giả nói: Ông châu công sai ngươi Quản thúc coi giữ nước Ân, Quản thúc lấy nước Ân làm phản. Nếu Châu công biết Quản thúc tất thế nào cũng làm phản mà cứ sai đi, thế tà bất nhân; nếu không biết, lầm mà sai đi, thế là bất trí. Điều nhân điều trí, Châu công còn chưa gồm hết được cả hai, nữa là vua ư. Giả này xin đến yết kiến thầy Mạnh mà nói giải thuyết đi.
Chú giải: Trần Giả = Quan Đại phu nước Tề, Quản thúc = em ông Vũ vương, anh ông Châu công. Ông Vũ vương nhà Châu khi đánh được nhà Ân giết chúa Trụ đi rồi, có lập người con ông Trụ là Vũ Canh cho ở đất Ân làm một nước chư hầu. Khi ông Châu công làm chủng tể có sai Quản thúc cùng với Vũ Canh làm phản nhà Châu. Châu công phải thân chinh đi đánh mà giết đi, Đây là Trần Giả nịnh nọt vua Tề, mới viện ra lấy một lec mà xin đi cãi với thầy Mạnh, để gỡ lấy cái thẹn cho vua Tề


MẠNH TỬ 11

丑下
  孟子曰:「天時不如地利,地利不如人和。
Mạnh Tử viết: Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Thời trời chẳng bằng lợi đất, lợi đất chẳng bằng người hoà.
Chú giải: Thiên thời: Tính theo 12 chi, như ngày tí, sửu … 10 ngày can … ; thuộc về những ngày xấu là ngày cô, ngày hư, ngày tốt là ngày vượng, ngày tướng. Địa lợi = những nơi thành hào hiểm trở bền chặt. Nhân hoá = Là lòng dân hoà thuận. Đây là nói cái cốt yếu về việc giữ nước và việc dùng binh, chắc về thiên thời địa lợi, không bằng chắc về nhân hoá là hơn
三里之城,七里之郭,環而攻之而不勝;夫環而攻之,必有得天時者矣,然而不勝者,是天時不如地利也。
Tam lý chi thành, thất lý chi quách, hoàn nhi công chi bất thắng; phù hoàn nhi công chi, tất hữu đắc thiên thời giả hĩ, nhiên nhi bất thắng giả, thị thiên thời bất như địa lợi dã.
Dịch nghĩa: Cái thành nhỏ có ba dặm, cái quách nhỏ có bảy dặm, vây mà đánh đấy, mà không đánh được. Ôi vây mà đánh đấy, là chắc cậy được ngày tốt vậy. Thế mà không được, ấy là thời trời không bằng lợi đất vậy.
Chú giải: Quách = cái thành ngoài. Ba dặm bảy dặm là nói nhỏ hẹp Hoàn = Vây quanh. Đây là nói cậy được ngày tốt mà không đánh phá được một cái thành nhỏ, để giải ra cái lẽ thiên thời không bằng địa lợi
城非不高也,池非不深也,兵革非不堅利也,米粟非不多也,委而去之,是地利不如人和也。
Thành phi bất cao dã, trì phi bất thâm dã, binh cách phi bất kiên lợi dã, mễ túc phi  bất đa dã, ủy nhi khứ chi, thị địa lợi bất như nhân hòa dã.
Dịch nghĩa: Thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu, áo giáp đồ binh không phải là không bền và sắc, gạo thóc không phải là không nhiều, thế mà không được lòng dân, dân bỏ cả thành hào, giáp binh, gạo thóc mà đi; ấy là lợi đất không bằng người hoà vậy.
Chú giải: Trì = ao, hào. Cách = da, áo giáp làm bằng da con thú, để tránh mũi tên. Binh = đồ binh, như gươm giáo. Kiên lợi = bền sắc. Uỷ = bỏ. Đây là nói không được lòng dân, thì dẫu thành trì cũng không giữ được, để giải ra cái lẽ địa lợi không bằng nhân hoà
故曰:域民不以封疆之界,固國不以山溪之險,威天下不以兵革之利。得道者多助,失道者寡助。寡助之至,親戚畔之;多助之至,天下順之。以天下之所順,攻親戚之所畔,故君子有不戰,戰必勝矣。」
Cố viết: vực dân bất dĩ phong cương chi giới, cố quốc bất dĩ sơn khê chi hiểm, uy thiên hạ bất dĩ binh cách chi lợi. Đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ. Quả trợ chi chí, thân thích bạn chi, đa trợ chi chí, thiên hạ thuận chi. Dĩ thiên hạ chi sở thuận công thân thích chi sở bạn, cố quân tử hữu bất chiến, chiến tất thắng hĩ.
Dịch nghĩa: Cho nên bảo rằng muốn ngăn giữ dân chẳng cứ ở bờ cõi giới hạn, muốn bền giữ nước chẳng cứ ở núi khe hiểm trở, muốn uy phục thiên hạ chẳng cứ ở đồ binh giáp sắc bền. Cốt ở ông vua làm phải đạo thì nhiều kẻ giúp, ông vua làm trái đạo thì ít kẻ giúp; ít kẻ giúp lắm, thì đến cả thân thích cũng phản; nhiều kẻ giúp lắm, thì đến cả thiên hạ đều theo. Đem cái ông vua thiên hạ thuận theo cả mà đánh cái nước thân thích lìa phản cả, thì làm gì chẳng được, cho nên người quân tử chẳng đi đánh thì thôi, đi đánh thì hẳn được
Chú giải: Vực = giới hạn, vực dân = hạn chế chỗ dân ở, chia ra có giới hạn, cho dễ cai trị. Cố = bền chặt. Cố quốc = giữ nước cho bền chặt. Khê = khe núi, Uy = oai. Uy thiên hạ = lấy oai võ phục thiên hạ. Đắc đạo = Thi hành chính sự hợp với nhân đạo. Thất đạo = thi hành chính sự trái mất nhân đạo. Chí = rất đỗi, quá lắm. Thân thích = họ hàng thân thiết. Đây là nói rõ ra cái đạo giữ nước và dụng binh, dẫu địa lợi cũng không chắc nữa là thiên thời, vậy phải cốt lấy nhân hoà làm trọng
孟子將朝王。王使人來曰:「寡人如就見者也,有寒疾,不可以風;朝將視朝,不識可使寡人得見乎?」對曰:「不幸而有疾,不能造朝。」
Mạnh Tử tương triều vương. Vương sử nhân lai viết: Quả nhân như tựu kiến giả dã, hữu hàn tật, bất khả dĩ phong; triều tương thị triều, bất thức khả sử quả nhân đắc kiến hồ? Đối viết: bất hạnh nhi hữu tật, bất năng tạo triều.
 Thầy Mạnh toan vào chầu vua Tề. Vua sai người lại triệu thầy mà rằng: Quả nhân này vẫn định ra tiếp kiến thầy đấy, nhưng vì có cảm hàn, không đi ra gió được. Sớm mai này sẽ ra coi chầu, chẳng hay thầy có vào chơi, để cho quả nhân này được tiếp kiến không? Thầy thưa: tôi chẳng may cũng có bệnh, không thể đi tới chầu được.
Chú giải: vương = vua nước Tề, Hàn tật = Bệnh cảm hàn. Tạo = đi đến. Bấy giờ thầy Mạnh hiện ở nước Tề, ở vể cái địa vị làm khách và làm thầy, cho nên trong khi tiến thoái, phải giữ gìn cho hợp lễ. Nhân thấy vua thác tật để triệu mình, nên thầy cũng thác tật mà không ứng triệu, để tỏ ý rằng những bậc tân khách, sư thầy không thể triệu được
明日出弔於東郭氏。公孙丑曰:「昔者辭以病,今日弔,或者不可
乎?」曰:「昔者疾,今日愈,如之何不弔?」
Minh nhật xuất điếu ư Đông Quách Thị. Công Tôn Sửu viết: Tích giả từ dĩ bệnh, kim nhật điếu, hoặc giả bất khả hồ? Viết: Tích giả tật, kim nhật dũ, như chi hà bất điếu?
Dịch nghĩa: Sớm ngày mai thầy Mạnh ra thăm viếng nhà họ Đông Quách. Công tôn Sửu nói rằng: Hôm trước từ chối với vua rằng có bệnh, hôm nay đi thăm viếng, chẳng hoá ra không phải chăng? Thầy nói: Hôm qua yếu, hôm nay khỏi, việc gì mà chẳng đi thăm
Chú giải: Đông Quách thị = Nhà quan đại phu nước Tề. Đây là thầy Mạnh có ý đi thăm là để tỏ cho Tề vương biết rằng mình không muốn ứng triệu, nên cũng thác tật ra đó mà thôi
王使人問疾,醫來。孟仲子對曰:「昔者有王命,有采薪之憂,不能造朝。今病小愈,趨造於朝;我不識能至否乎?」使數人要於路曰:「請必無歸,而造於朝。」
Vương sử nhân vấn tật, y lai. Mạnh Trọng Tử đối viết: Tích giả hữu vương mệnh,
hữu thái tân chi ưu, bất năng tạo triều. Kim bệnh tiểu dũ, xu tạo ư triều; ngã bất thức năng chí phủ hồ? Sử sổ nhân yếu ư lộ viết: Thỉnh tất vô quy, nhi tạo ư triều.
Dịch nghĩa: Vua sai người đến thăm bệnh, đem cả thầy thuốc lại. Mạnh Trọng Tử thưa rằng: Hôm qua có mệnh vua triệu thầy tôi, thầy tôi vì yếu mệnh không cất nhắc được, nên không vào chầu; nay bệnh mới hơi bớt, dảo đi đến chầu, tôi không biết đã đến nơi chưa. Lại sai vài người đi đón thầy Mạnh ở ngang đường mà nói rằng: Xin đừng trở về vội mà đi đến chầu
Chú giải: Mạnh Trọng Tử = Anh em bá thúc với thầy Mạnh, và là học trò thầy Mạnh. Thái tân chi ưu = có bệnh không hái củi được, lời mói nhún, ý là nói mắc yếu đau không cất nhắc được. Đây là Trọng Tử quyền nghi nói bịa ra mấy lời, để thưa với sứ giả; lại sai người đi bảo thầy Mạnh đứng về để cho đúng với lời nói của mình nói 
不得已而之景醜氏宿焉。景子曰:「內則父子,外則君臣,人之大倫也。
父子主恩,君臣主敬。醜見王之敬子也,未見所以敬王也。」曰:「惡!是何言也!齊人無以仁義與王言者,豈以仁義為不美也?其心曰『是何足
與言仁義也』云爾,則不敬莫大乎是。我非堯舜之道不敢以陳於王前,故齊人莫如我敬王也。」景子曰:「否,非此之謂也。
Bất đắc dĩ nhi chi Cảnh Xú Thị túc yên. Cảnh tử viết: nội tắc phụ tử, ngoại tắc quân thần, nhân chi đại lân dã. Phụ tử chủ ân, quân  thần chủ kính. Xú kiến vương chi kính tử dã, vị kiến sở dĩ kính vương dã. Viết: Ô! thị hà ngôn dã! Tề nhân vô dĩ
nhân nghĩa dữ vương ngôn giả, khởi dĩ nhân nghĩa vi bất mỹ dã? Kỳ tâm viết: “Thị  hà túc dữ ngôn nhân nghĩa dã” Vân nhĩ, tắc bất kính mạc đại hồ thị. Ngã phi Nghiêu Thuấn chi đạo bất cảm dĩ trần ư vương tiền, cố Tề nhân mạc như ngã kính vương dã. Cảnh Tử viết: Phủ, phi thử chi vị dã.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh Bất đắc dĩ mà phải đi đến nhà họ Cảnh Xú ngủ đêm. Cảnh tử nói rằng: Bề trong thì cha con, bề ngoài thì vua tôi, loà cái đạo lớn của người ta vậy; cha con cốt ở điều ân; vua tôi cốt ở điều kính. Sửu này thấy vua kính nhà thầy, chửa thầy nhà thầy có điều gì kính vua . Thầy nói: Ôi ! sao lại nói thế. Người nước Tề không ai đem nhân nghĩa nói với vua, há cho nhân nghĩa là chẳng tốt đâu, chỉ là cái tâm họ cho là vua sao đủ cùng nói nhân nghĩa đấy thôi, thì cái tội bất kính không gì lớn hơn tội ấy. Ta thì những điều gì chẳng phải đạo vua Nghiêu vua Thuấn, chẳng dám đem bày ra ở trước mặt vua, cho nên người nước Tề không ai bằng ta kính vua vậy
Chú giải: Cảnh Xú thị = Họ Cảnh tên Xú, tức là nhà quan đại phu nước Tề. Lời Cảnh Sửu nói là thiên về điều kính nhỏ, lời thầy Mạnh nói là trọng về điều kính lớn
景子曰否非此之謂也。禮曰:『父召無諾;君命召,不俟駕。』固將
朝也,聞王命而遂不果,宜與夫禮若不相似然。」
Dịch âm: Cảnh tử viết: Phủ, phi thử chi vị dã. Lễ viết: “phụ triệu vô nặc, quân mệnh triệu, bất sĩ giá” Cố tương triều dã, văn vương mệnh nhi toại bất quả, nghi dữ phu lễ nhược bất tương tự nhiên.
Dịch nghĩa: Cảnh tử nói: Không, không phải là nói về lẽ ấy. Kinh Lễ có nói: Cha gọi đến liền dạ không dám vâng, mệnh vua triệu đến liền đi không đợi sắp xe. Nay đã sắp đi chầu vua, nghe có mệnh vua triệu rồi lại chẳng đi nữa, thế thì so với lễ hình như không hợp vậy
Chú giải: Nặc = vâng, vâng có ý chậm trễ, không bằng dạ, dạ có ý mau mắn đi làm ngay, Giá = sắp ngựa vào xe, Bất sĩ giá =Không đợi sắp xe mà đi ngay, là có ý không dám chậm trễ, Bất quả = không quả quyết đi. Toại = bèn, tiếng đưa đẩy, như tiếng rồi lại. Bất tương tự = không giống nhau, ý là không hợp với lễ. Đây là Cảnh Sửu dẫn kinh Lễ để bắt bẻ thầy Mạnh không ứng triệu là không hợp lễ. Nhưng đó là lễ kẻ làm tôi, chớ không đem bắt bẻ những bậc làm thầy làm khách được.
曰:「豈謂是與?曾子曰:『晉楚之富,不可及也。彼以其富,我以吾仁;彼以其爵,我以吾義,吾何慊乎哉?』夫豈不義而曾子言之?是或一道也。天下有達尊三:爵一,齒一,德一。朝廷莫如爵,鄉黨莫如齒,輔世長民莫如德。惡得有其一,以慢其二哉?
Viết: khởi vị thị dư? Tăng tử viết: Tấn Sở chi phú, bất khả cập dã. Bỉ dĩ kỳ phú, ngã dĩ ngô nhân, bỉ dĩ kỳ tước, ngã dĩ ngô nghĩa, ngô hà khiểm hồ tai? Phù khởi bất nghĩa, nhi Tăng tử ngôn chi, thị hoặc nhất đạo dã. Thiên hạ hữu đạt tôn tam: tước nhất, xỉ nhất, đức nhất. Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, phụ thế trưởng dân mạc như đức; ô đắc hữu kỳ nhất dĩ mạn kỳ nhị tai
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Ý ta há phải nói thế đâu. Thầy Tăng tử nói: Nước Tấn nước sở họ giàu, không ai bì được thực; họ cậy họ là giàu, thì ta cậy điều nhân của ta; họ cậy họ có tước, thì ta cậy điều nghĩa của ta, ta có hẹm gì đâu. Ôi nói thế há chẳng hợp nghĩa, mà thầy Tăng nói thế là cũng có một lẽ đó. Thiên hạ có ba điều suốt cả ai cũng phải tôn trọng: Một là chức tước, một là nhiều tuổi, một nữa là đạo đức. ở chốn triều đình không gì bằng chức tước, chốn hương đảng không gì bằng nhiều tuổi, giúp đời trị dân không gì bằng đạo đức; lẽ nào dám lấy một điều mà khinh kẻ có hai điều được.
Chú giải: Tấn, Sở = hai nước lớn và giàu mạnh ở Xuân Thu. Khiểm = ân hận, còn kém còn thiếu không bằng người, Đạt tôn = khắp thiên hạ đều lấy làm tôn trọng. Tước = phẩm tước Xỉ, tuổi, người già cả hơn tuổi, Đức = là trỏ cái đức nhân nghĩa. Trưởng dân= làm người trên cai trị dân. Mạn = Khinh nhờn.
Đây là nói đối với người hiền giả có xỉ có đức, thì vua không nên cậy mình có tước mà dám khinh triệu vào chầu
故將大有為之君,必有所不召之臣;欲有謀
焉則就之。其尊德樂道,不如是不足以有為也。
Dịch âm: Cố tương đại hữu vi chi quân, tất hữu sở bất triệu chi thần, dục hữu mưu yên, tắc tựu chi; kỳ tôn đức lạc đạo bất như thị, bất túc dữ hữu vi dã.
Dịch nghĩa: cho nên xưa nay những ông vua sắp sửa làm công nghiệp lớn lao, phải có những người bày tôi không có thể triệu được; muốn bàn hỏi việc gì, thì phải đi đến tận nơi. Cái lòng ông vua tôn điều đức vui điều đạo không được như thế, thì không đủ cùng làm việc được.
Chú giải: Đại hữu vi = Nói về ông vua có thể làm được sự nghiệp lớn lao không phải là ông vua tầm thường, Bất triệu chi thần = Người bày tôi đáng tôn kính, không dám triệu đến. Tôn đức lạc đạo = là cái lòng thành của ông vua biết tôn kính bậc hiền giả có đạo đức.
Đây là nói hiền giả không phải muốn tự đại tự tôn mà không ứng triệu. Nghĩa là phải đợi ông vua có lòng thành tôn đức lạc đạo đối với hiền giả, thì mới có thể cùng làm nên được công nghiệp lớn lao
故湯之於伊尹,學焉而後臣之,故不勞而王;桓公之於管仲,學焉而後臣之,故不勞而霸;
Dịch âm: Cố Thang chi ư Y Doãn, học yên nhi hậu thần chi, cố bất lao nhi vương. Hoàn công chi ư Quản Trọng, học yên nhi hậu thần chi, cố bất lao nhi bá.
Dịch nghĩa: Cho nên vua Thang xử với Y Doãn, trước thờ làm thầy mà học rồi sau mới uỷ dụng đó, cho nên chẳng khó nhọc mà thành được nghiệp vương. Vua Hoàn công xử với Quản Trọng trước thờ làm thầy mà học rồi sau mới uỷ dụng đó, cho nên chẳng khó nhọc mà nên được nghiệp bá.
Chú giải: Học = tôn làm thầy, Thần = Uỷ dụng làm trưởng. Đây là dẫn chứng hai ông vua đại hữu vi xử với hai người bầy tôi một cách tôn trọng, tức là đãi kẻ bất triệu chi thần đó
今天下地醜德齊,莫能相尚。無他,好臣其所教,而不好臣其所受教。
Dịch âm: Kim thiên hạ địa xú đức tề, mạc năng tương thượng, vô tha, hiếu thần kỳ sở giáo, nhi bất hiếu thần kỳ sở thụ giáo.
Dịch nghĩa: Nay vua các nước trong thiên hạ, đất bằng nhau, đức như nhau, không ai hơn gì nhau, chẳng vì cớ gì đâu, chỉ vì ưa những kẻ mình sai khiến được làm tôi, mà chẳng ưa những người mình phải chịu nghe lời dạy
Chú giải: Xú = loài, nghĩa là cùng một loài giống nhau Đức = là trỏ sự nghiệp. Tề = Bằng nhau. Đức tề = là nói sự nghiệp cũng như nhau. Thượng = vượt qua, nghĩa là hơn. Sở giáo = cái người nghe theo mình, mình có thể sai khiến được. Sở thụ giáo = cái người dạy bảo mình, mình phải chịu theo mà học.
Đây là kể ra cái thói các ông vua đời bấy giờ chỉ ưa thích những người bày tôi dễ sai khiến, mà không ưa những người bất triệu chi thần, nên ai cũng như ai, không ông vua nào dựng được công nghiệp lớn lao có cái tư cách đại hữu vi cả
湯之於伊尹,桓公之於管仲,則不敢召;管仲且猶不可召,而況不為管仲者乎?」
Dịch âm: Thang chi ư Y Doãn, Hoàn công chi ư Quản Trọng, tắc bất cảm triệu; Quản Trọng thả do bất khả triệu, nhi huống bất vi Quản Trọng giả hồ
Dịch nghĩa: Vua Thang đối với Y Doãn, vua Hoàn công đối với Quản Trọng, thì chẳng dám triệu; Quản trọng mà còn chẳng dám triệu, nữa là cái người chẳng thèm làm Quản Trọng ấy ư
Chú giải: Triệu = vời vào yết kiến, Quản trọng theo cái chủ nghĩa công lợi, thuộc về đạo bá. Thầy Mạnh theo cái học thuyết nhân nghĩa, thuộc về đạo vương. Bất vi Quản Trọng = chẳng thèm làm như Quản Trọng. Đó là thầy Mạnh tự trỏ vào mình. Đây là nói cái phẩm cách người bày tôi bất khả triệu, chứ không đem cái lẽ thường kẻ làm tôi đi ứng triệu ra mà so bì được.
Xét toàn chương này thì biết thầy Mạnh ở nước Tề là xử vào bậc tân sư, đối với vua cốt lấy trách nan trần thiện làm kính, chứ không phải lấy thừa thuận làm kính. Mà ông vua cốt lấy quý đức tôn sĩ làm hiền, chớ không phải lấy phú quý làm trọng


MẠNH TỬ 10

孟子曰:「矢人豈不仁於函人哉?矢人惟恐不傷人,函人惟恐傷人。巫匠亦然。故術不可不慎也。
Dịch âm: Mạnh Tử viết: Thỉ nhân khởi bất nhân ư hàm nhân tai, thỉ nhân duy khủng bất thương nhân, hàm nhân duy khủng thương nhân, vu, tượng diệc nhiên, cố thuật bất khả bất thận dã.
Dịch nghĩa:Thầy Mạnh nói: Cái tâm của kẻ làm tên bắn há bất nhân hơn kẻ làm áo giáp đâu. Duy mỗi nghề một khác, nên kẻ làm tên chỉ lo chẳng hại được người, kẻ làm áo giáp chỉ sợ hại đến người, kẻ thầy cùng với kẻ làm thợ đóng săng cũng vậy, cho nên chọn nghề làm phải nên cẩn thận
Chú giải: Thỉ = cái tên làm bằng tre vót nhọn, đầu bịt sắt để bắn. Thỉ nhân = người thợ làm tên. Hàm = cái áo giáp làm bằng da hoặc bằng sắt, khi lâm trận mặc vào để chống mũi tên hòn đạn. Hàm nhân = người thợ làm áo giáp . Vu = kẻ làm thầy cầu cùng cho người khỏi bệnh. Tượng = kẻ làm thợ đóng quan tài.
Đây là nói cái lòng nhân nguyên người tai ai cũng có chẳng khác gì nhau, duy vì cái nghề nghiệp nó xui khiến cho mình sinh ra lòng bất nhân, như anh thợ tên thựo săng thì bụng chỉ muốn cho người khác chết, khác với anh thợ làm áo giáp và thầy cúng bụng lại cầu cho người ta sống. chỉ vì nghề nghiệp khác nhau cho nên lòng khác nhau, thế thì nghề nghiệp phải nên chọn lấy nghề nhân đức mà làm
孔子曰:『里仁為美。擇不處仁,焉得智?』夫
仁,天之尊 爵也,人之安宅也。莫之御而不仁,是不智也
Dịch âm: Khổng tử viết: Lý nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí? Phù nhân, thiên chi tôn tước dã, nhân chi an trạch dã. Mạc chi ngưh nhi bất nhân, thị bất trí đã.
Dịch nghĩa: Ông Khổng có nói: Cái làng có tục nhân hậu, kẻ chọn chỗ ở còn lấy làm láng hay, nữa là chọn nghề mà chẳng tự xử vào điều nhân, thế thì sao được là người khôn. Ôi điều nhân là cái tước tôn quý của trời, cái nhà yên lành của người, chẳng ai ngăn cấm, mà không biết tự xử vào điều nhân, thế là bất trí vậy.
Chú giải: Xử = ở, hà tự xử vào. Yên = sao. Tôn tước = Phẩm tước tôn quý. An trạch = Nhà ở yên ổn. Ngữ = ngăn cấm. Đây là thầy Mạnh dẫn lời ông Khổng mà thích thêm ra, để chứng giải cái lẽ con người ta phải kén chọn lấy điều nhân mà tự xử mới là người khôn
不仁不智,無禮無義,人役也。人役而恥為役,由弓人而恥為弓、矢人而恥為矢也。
Dịch âm: Bất nhân, bất trí, vô lễ, vô nghĩa, nhân dịch dã; nhân dịch nhi sỉ vi dịch, do cung nhân nhi sỉ vi cung, thỉ nhân nhi sỉ vi thỉ dã.
Dịch nghĩa: Bất nhân, bất trí, vô lễ, vô nghĩa, cách người hư hỏng như vậy, chỉ làm kẻ dịch sử cho người mà thôi; làm kẻ dịch sử cho người mà xấu hổ  làm sự dịch sử, cũng như kẻ làm cung, mà xấu hổ sự làm cung, kẻ làm tên mà xấu hổ sự làm tên vậy.
如恥之,莫如為仁。
Dịch âm: Như sỉ chi, mạc như vi nhân
Dịch nghĩa: Nếu xấu hổ sự dịch sử, thì không gì bằng làm điều nhân.
Chú giải: Đây là nhân cái lòng biết xấu hộ của người ta, mà dẫn bảo người ta, khiến người ta xu hướng về đường nhân vậy
仁者如射:  射者正己而後發;發而不中,不怨勝己者,反求諸己而已矣。
Dịch âm: Nhân giả như xạ, xạ giả chính kỷ nhi hậu phát, phát nhi bất trúng, bất oán thắng kỳ giả, phản cầu chư kỷ nhi dĩ hĩ.
Dịch nghĩa: Kẻ làm nhân như kẻ tập bắn, kẻ tập bắn phải sửa mình cho ngay ngắn rồi mới phóng tên; phóng tên mà chẳng trúng, cũng chẳng nên oán kẻ hơn mình, trách lại ở mình mà thôi.
Chú giải: Chính kỷ = sửa mình cho ngay, trong ngay lấy cái chí ngoài ngay lấy cái thể. Cầu = trách. Đây là thí dụ việc tập bắn chỉ trách tại mình, để tỏ cái đạo làm nhân cũng chỉ bởi tự mình, chứ không phải bởi tại người đâu
孟子曰:「子路,人告之以有過則喜。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Tử Lộ, nhân cáo chi dĩ hữu quá tắc hỉ
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Thầy Tử Lộ, người ta bảo mình lấy những điều mình có lỗi, thì thầy ấy mừng.
Chú giải: Tử Lộ tên là Do, học trò ông Khổng, Mừng nghĩa là mừng rằng mình được nghe lỗi mà mình đổi đi
禹聞善言則拜。
Dịch âm: Vũ văn thiện ngôn tắc bái
Dịch nghĩa: Vua Vũ nghe lời nói thiện thì lạy.
Chú giải: Vũ = Vua Vũ nhà Hạ, Thiện  = tức là lẽ phải. Bái = Lạy nghĩa là chịu nhận, nhận lấy lời phải của người mà mình thực hành
大舜有大焉,善與人同,舍己從人,樂取於人以為善。
Dịch âm: Đại Thuấn hữu đại yên, thiện dữ nhân đồng, xả kỷ tùng nhân, lạc thủ ư nhân dĩ vi thiện.
Dịch nghĩa: Độ lượng vua Đại Thuấn có phần lớn hơn vua Vũ với thầy Do, cùng với người trong thiên hạ chung điều thiện, Như là mình chửa thiện, thì bỏ mình mà theo người; người có điều thiện, thì vui lấy ở người để mà làm thiện.
Chú giải: Đại Thuấn = Vua Thuấn nhà Hữu Ngu. Đồng = Công đồng nghĩa là chung. Thiện dữ nhân đồng = điều thiện chung với thiên hạ, mà không lấy làm của mình riêng
自耕、稼、陶、漁,以至為帝,無非取於人者。
Dịch âm: Tự canh, giá, đào, ngư, dĩ chí vi đế, vô phi thủ ư nhân giả
Dịch nghĩa: Vua Thuấn tự thủa làm nghề cày cấy, nghề hun nặn, nghề kiếm cá, cho đến lúc làm vua, suốt đời sở hành, đều là lấy ở người mà làm thiện cả.
Chú giải: Canh = cày ruộng, Giá = cấy lúa, Đào = hun nặn những đồ dùng bằng đất. Ngư = Kiếm cá. Vua thuấn thuở hàn vi đã từng cày ở núi Lịch sơn, hun nặn ở chốn Hà tân, kiếm cá ở chầm Lôi trạch
取諸人以為善,是與人為善者也。故君子莫大乎與人為善。
Dịch âm: Thủ chư nhân dĩ vi thiện, thị dữ nhân vi thiện giả dã. Cố quân tử mạc đại hồ dữ nhân vi thiện
Dịch nghĩa: Lấy ở người để làm thiện, thế là giúp người làm thiện đấy; cho nên điều thiện của người quân tử không gì lớn hơn cái điều giúp người làm thiện
Chú giải: Dữ = cho, và là giúp . Giúp đây không phải là đem điều thiện của mình mà cho người, chính là theo điều thiện của người để làm điều thiện của mình, khiến cho người lại vui lòng mà làm thiện, thế là giúp người làm thiện. Vua Thuấn là đấng đại thánh, cái độ lượng rộng rãi, khi thấy người có điều thiện thì vui lòng mà dùng, coi điều thiện của người cũng như điều thiện của mình, để cho người cũng vui lòng mà làm thiện. Chứ không phải như thói tầm thường lấy điều thiện của người để giả mạo làm điều thiện của mình vậy.
Chương này là nói về các bậc thánh hiền có cái bụng thành vui lấy điều thiện, điều thiện ở người có thể sửa cho mình, ở mình cơ thể giúp cho người được
孟子曰:「伯夷非其君不事,非其友不友。不立於惡人之朝,不與惡人言;立於惡人之朝,與惡人言,如以朝衣朝冠坐於塗炭。推惡惡之心,思與鄉人立,其冠不正,望望然去之,若將浼焉。是故諸侯雖有善其辭命而至者,不受也。不受也者,是亦不屑就已。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Bá Di phi kỳ quân bất sự, phi kỳ hữu bất hữu, bất lập ư ác nhân chi triều, bất dữ ác nhân ngôn. Lập ư ác nhân chi triều, dữ ác nhân ngôn, như dĩ triều y triều quan toạ ư đồ thán. Suy ố ác chi tâm, tư dữ hương nhân lập, kỳ quan bất chính, vọng vọng nhiên khứ chi, nhược tương mỗi yên. Thị cố chư hầu tuy hữu thiện kỳ từ mệnh nhi chí giả, bất thụ dã; bất thụ dã giả, thị diệc bất tiết tựu dĩ.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Cái nết ông Bá Di, chẳng phải ông vua đáng thờ chẳng thờ, chẳng phải người bạn đáng chơi chẳng chơi, chẳng đứng ở triều đình người ác, chẳng cùng với người ác nói năng. Đứng ở triều đình người ác, cùng với người ác nói năng, như là đem áo chầu mũ chầu, ngồi ở chốn bùn than. Suy cái lòng ông ghét kẻ ác như vậy, tưởng như ông cùng đứng với kẻ tầm thường chốn hương lý, cái mũ họ không ngay ngắn, ông cũng ngùi ngùi mà lánh đi, bằng dường sắp rây bẩn đến mình. Cho nên các nước chư hầu tuy có nước lời lẽ khéo khôn mà đến đón, ông cũng chẳng nhận lời mà đi; chẳng chịu đi đó, ấy cũng là chẳng thèm tới vậy.
Chú giải: Bá Di = con vua nước Cô trúc, anh em từng nhường nước cho nhau. Đồ = bùn lầy. Thán = than nhọ. Suy = suy xét. Tư = tưởng nghĩ, cũng như là tâm tư. Hương nhân = Người tầm thường ở chốn thôn quê. Vọng vọng = dáng bộ đi mà không buồn ngảnh lại. Mỗi = rây rớm cái bẩn. Từ mệnh = cái lời truyền ở miệng hoặc viết ra giấy mà đem đi khuyên mời. Thụ = Nhận lời mà đi. Tiết = sạch sẽ và có nghĩa là thiết tha. Bất tiết = trong lòng chẳng lấy sự đó làm sạch sẽ, làm thiết tha, ý là chẳng thèm. Tựu = tới, tự nơi nọ đi tới nơi kia. Dĩ = tiếng đệm, nghĩa là vậy. Đây là kể ra cái phẩm hạnh thuở bình sinh của bá Di, sau này mới tóm lại mà nghị luận. Đoạn dưới kể ra phẩm hạnh ông Liễu Hạ Huệ cũng vậy
柳下惠不羞污君,不卑小官。進不隱賢,必以其道。遺佚而不怨,厄窮而不憫。故曰:『爾為爾,我為我;雖袒裼裸裎於我側,爾焉能浼我哉!』故由由然與之偕而不自失焉,援而止之而止。援而止之而止者,是亦不屑去已。
 Dịch âm: Liễu Hạ Huệ bất tu ô quân, bất ti tiểu quan; tiến bất ẩn hiền, tất dĩ kỳ đạo; di dật nhi bất oán; ách cùng nhi bất mẫn. Cố viết: Nhĩ vi nhĩ, ngã vi ngã tuy đản tích khoả trình ư ngã trắc, nhĩ yên năng mỗi ngã tai. Cố do do nhiên dữ chi giai, nhi bất tự thất yên, viên nhi chỉ chi nhi chỉ; viên nhi chỉ chi nhi chỉ giả, thị diệc bất tiết khứ dĩ.
Dịch nghĩa: Cái nết ông Liễu Hạ Huệ, chẳng lấy vua hèn làm hổ, chẳng lấy quan nhỏ làm thấp; khi tiến làm quan chẳng chịu giấu giếm cong queo cái đạo của mình, mà cứ giữ lấy đạo thẳng; bị người ruồng bỏ, mà chẳng oán gì người; mình bị khốn cùng, mà cũng chẳng thương mình. Cho nên ông thường nói: Ta đối với mọi người, mày vẫn là mày, ta vẫn là ta, dẫu trần hay trần mình ở bên ta, mày sao rây cái bẩn vào ta được. Nên vẫn hơn hớn cùng với chúng ở chung, mà mình vẫn là minh. Khi ông định đi, người ta kéo tay lưu ông lại thì ông ở; kéo lưu lại mà ở đó, ấy cũng là chẳng thèm đi vậy
Chú giải: Liễu Hạ Huệ = Quan đại phu nước Lỗ, tên là Triển Cầm, Ô = ô trọc, nghĩa bóng là hèn kém. Ẩn = ẩn náu giấu giếm, nghĩa bóng là cong queo. Hiền = cái đạo thẳng ở mình. Di dật = ruồng rẫy khinh bỏ. Ách = khốn ách, Mẫn = thương và có ý lo. Đản tích = trật áo ra để trần tay. Khoả trình = cởi áo ra để trần mình; trần tay, trần mình, đều nói kẻ vô lễ. Trắc = Bên mình. Do do = dáng bộ vui vẻ tự đắc. Giai = ở chung ở lẫn mà không phân biệt. Bất tự thất = chẳng sai mất cái đạo chính của mình, nghĩa là không bị bề ngoài nó sai khiến, mà mình hỏng mất phẩm cách đi. Viên = cầm tay lôi kéo, chỉ = ở lại
孟子曰:「伯夷隘,柳下惠不恭。隘與不恭,君子不由也。」
 Dịch âm: Mạnh tử viết: Bá Di ải, Liễu Hạ Huệ bất cung; ải dữ bất cung, quân tử bất do dã
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh phẩm bình rằng: Ông Bá Di thì hẹp hòi, ông Liễu Hạ Huệ thì xuề xoà; hẹp hòi với xuề xoà quá, hai đàng ấy quân tử không noi theo được.
Chú giải: Ải = hẹp, có ý nghiêm ngặt quá. Bất cung = Không kính, không theo lễ độ, có ý giản dị khinh đời. Do = noi theo, theo cái khôn ấy mà làm
Chương này là kể ra cái nết ông Di với ông Huệ, đều là nết hay cả. Nhưng mà ông Di là bậc thanh quá, có ý hẹp hòi nghiêm ngặt; ông Huệ là bậc hoà quá, có ý xuề xoà coi khinh, đều có sở thiên cả, đã có sở thiên thì không khỏi có tệ; người quân tử phải chiết trung lại cho vừa phải, không nên theo mà học lấy cái nết ấy




MẠNH TỬ 9

孟子曰:「以力假仁者霸,霸必有大國;以德行仁者王,王不待大,湯以七十里,文王以百里。
Dịch âm: Mạnh tử viết; Dĩ lực giả nhân giả bá, bá tất hữu đại quốc. Dĩ đức hành nhân giả vương, vương bất đãi đại. Thang dĩ thất thập lý, văn vương dĩ bách lý.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Đem sức ra mà giả làm sự nhân, gọi là đạo bá, bá thì tất phải có nước lớn mới làm được. Đem đức ra mà thực làm sự nhân, gọi là đạo vương, vương thì không cần phải đợi nước lớn. Xem như vua Thang mới khởi lên chỉ có bảy mươi dặm, vua Văn mới khởi lên chỉ có một trăm dặm.
Chú giải: Lực = sức khoẻ, là nói gồm cả phần thổ địa và giáp binh. Giả = giả dối, nghĩa là vốn không có lòng thực làm nhân đức, chỉ là mượn sự ấy để làm mối lợi. Đức = cái lòng thành thực của bản tâm vốn sẵn có. Hành = suy hành, nghĩa là suy cái lòng thành thực của bản tâm ra mà làm mọi việc, đều là nhân đức cả.
以力服人者,非心服也,力不贍也;以德服人者,中心悅而誠服也,如七十子之服孔子也。《詩》云:『自西自東,自南自北,無思不服。』此之謂也
Dịch âm: Dĩ lực phục nhân giả, phi tâm phục dã, lực bất thiện dã. Dĩ đức phục nhân giả, trung tâm duyệt nhi thành phục dã, như thất thập tử chi phục Khổng tử dã. Thi vân: Tự tây tự đông, tự nam tự bắc, vô tư bất phục thử chi vị dã.
Dịch nghĩa:Dùng sức bắt người ta phục đó, không phải tâm người ta phục đâu, là sức người ta không đủ đấy thôi. Dùng đức khiến cho người ta phục đó, là trong tâm người ta vui vè mà thành thực phục tùng, như bảy mươi gã học trò phục tùng ông Khổng tử vậy. Kinh Thi có nói: Tự tây, tự đông, tự nam, tự bắc, không đâu là chẳng phục, chính là tỏ cái nghĩa tâm phục vậy.
Chú giải: Thiệm = sung túc, nghĩa là đủ. Thi = thơ văn vương hữu thanh trong thiên Đại Nhã. Tư = Bụng nghĩ, vô tư bất phục nghĩa là không ai là chẳng tâm phục. Đây là luận cái đạo vương và đạo bá, một bên thành thực, một bên giả dối khác nhau, cho nên người ta phục tùng một đàng miễn cưỡng, một đàng tâm phục cũng khác nhau như vậy.
孟子曰:「仁則榮,不仁則辱。今惡辱而居不仁,是猶惡濕而居下也。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Nhân tắc vinh, bât nhân tắc nhục; kim ố nhục nhi cư bất nhân, thi do ố thấp nhi cư hạ dã.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Ông vua nhân thì được vinh, bất nhân thì phải nhục; nay ghét cái nhục mà cứ làm sự bất nhân, thế thì cũng như ghét chỗ ướt mà cứ ở chỗ thấp vậy.
Chú giải: Nhân = trỏ những việc tu đức làm thiện. Bất nhân = trỏ những việc kiêu xa phóng túng. Cư = cư trên ý là làm; cư bất nhất nghĩa là làm điều bất nhân. Cư dưới là ở, cư hạ là ở chỗ thấp.
如惡之,莫如貴德而尊士。賢者在位,能者在職;國家閑暇,及是時明其
政刑,雖大  國,必畏之矣
Dịch âm: Như ố chi, mạc như quý đức nhi tôn sĩ, hiền giả tại vị, năng giả tại chức; quốc gia nhân hạ, cập thị thời, minh kỳ chính hình, tuy đại quốc tấy uý chi hĩ.
Dịch nghĩa: Nếu là ghét cái nhục, thì chẳng gì bằng quý đức mà tôn kẻ sĩ, khiến cho người có đức hiền được ở ngôi, người có tài giỏi được ở chức; quốc gia được lúc nào rồi rãi, thì kíp ngay lúc đó sửa sang lấy chính hình; dẫu có nước lớn nào khác tất cũng phải sợ mình vậy.
Chú giải: Quý đức = chuộng đức, tức là tôn chuộng kẻ sĩ có hiểu đức. Nhàn hạ = rỗi rảnh, nói về lúc quốc gia yên ổn không có giặc dã. Chính = chính sự; Hình = Hình pháp. Đây là nhân cái thường tình người ta, hay ghét sự nhục mà dẫn bảo lấy những sự cố gắng làm điều nhân
。《詩》云:『迨天之未陰雨,徹彼桑土,綢繆牖戶。今此下民,或敢侮
予?』孔子曰:『為此詩者,其知道乎!能治其國
家,誰敢侮之?』
Dịch âm: Thi vân: Đãi thiên chi vị âm vũ, triệt bỉ tang đỗ, trù mâu dũ hộ, kim thử hạ dân, hoặc cảm vũ dư. Khổng tử viết: Vi thử thi giả, kỳ tri đạo hồ! năng trị kỳ quốc gia, thuỳ cảm vũ chi
Dịch nghĩa: Kinh Thi có câu: rằng: “Ta nên kịp những lúc trời chưa đổ cơn mưa, lấy nắm rễ dâu nọ, giàng dịt cửa tổ kia, những kẻ ở dưới đó, ai dám khinh ta chưa? Ông Khổng tử có khen rằng: Người làm ra thơ này, chừng biết cái lẽ dự phòng chăng! Ông vua mà biết sửa sang lấy nước nhà, thì ai còn dám khinh nữa.
Chú giải: Thi = Thơ chi hào trong thiên Mân Phong. Đãi = Nghĩa là kịp. Âm vũ = cơn mưa đầm đìa tối tăm. Triệt nghĩa là lấy. Tang đỗ tức là tang bì, cái vỏ ở rễ cây dâu, Trú mâu = giàng dịt vá víu. Dũ hộ = cái cửa nhỏ để ra vào và để thông ký ở trên tổ. Vũ = Khinh nhờn. Đạo = cái lẽ dự bị đề phòng trước.
Thơ này nguyên là ông Châu công làm ra, đem chuyện con chim làm tổ, ví với sự ông vua trị nước; con chim biết dự phòng, ông vua cũng nên biết dự phòng, nên ông Khổng đọc đến thơ này mà khen là biết đạo vậy
今國家閑 暇,及是時般樂怠敖,是自求禍也。
Dịch âm: Kim quốc gia nhàn hạ, cập thị thời, bàn lạc đãi ngạo, thị tự cầu hoạ dã
Dịch nghĩa: Nay quốc gia được lúc rồi rãi, kịp ngay lúc ấy vui chơi trễ biếng, thế là tự mình cầu lấy vạ đấy
Chú giải: Bàn lạc = quanh quẩn vui chơi, là chỉ theo về đường phóng túng dâm dục, Đãi ngạo = lười biếng là cái cách cẩu thả tạm yên
禍福無不自己求之者。
Dịch âm: Hoạ phúc vô bất tự kỷ cầu chi giả
Dịch nghĩa: Hoạ với phúc đều là tự mình cầu lấy đấy
《詩》云:『永言配命,自求多福。』《太甲》曰:『天作孽,猶可違;自作孽,不可活』,此之謂 也。」
Dịch âm: Thi vân: Vĩnh ngôn phối mệnh, tự cầu đa phúc. Thái giáp viết: Thiên tác nghiệt do khả vi, tự tác nghiệt bất khả hoạt, thử chi vị dã.
Dịch nghĩa: Kinh Thi có nói: Dài nghĩ phối mệnh trời, tự mình cầu nhiều phúc. Thiên Thái giáp có nói: Trời làm ra tai vạ, còn có thể tránh được, tự mình làm ra tai vạ, không có thể sống được. Chính là nghĩa đó vậy
Chú giải: Thi = Thơ Văn vương trong thiên Đại Nhã, Vĩnh = Nghĩa là dài. Ngôn cũng như chữ niệm, nghĩa là nghĩ. Phối = Phối hợp. Thái giáp = tên một thiên trong sách thương thư . Đây là dẫn lời kinh Thi kinh Thư để chứng về cái nghĩa phúc với hoạ đều tự mình cầu lấy cả
孟子曰:「尊賢使能,俊傑在位,則天下之士皆悅而願立於其朝矣。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Tôn hiền sử năng, tuấn kiệt tại vị. tắc thiên hạ chi sĩ giai duyệt, nhi nguyện lập ư kỳ triều hĩ
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Tôn người hiền, dùng người tài, kẻ tuấn kiệt đều được ở ngôi, thì người sĩ trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn dừng ở trong triều mình vậy. Chú giải: Tuấn kiệt = kẻ có tài đức hơn người, tức là trỏ kẻ hiền năng. Triều = triều đình. Đây là điều thứ nhất làm cho kẻ sĩ được vui lòng
市,廛而不征,法而不廛,則天下之商皆悅而願藏於其市矣。
Dịch âm: Thị, triền nhi bất chinh, pháp nhi bất triền, tắc thiên hạ chi thương giai duyệt, nhi nguyện tàng ư kỳ thị hĩ.
Dịch nghĩa: Chợ, nhiều người buôn thì đánh thuế dãy nhà, mà không đánh thuế hàng hoá, ít người buôn thì chỉ trị lấy phép quan mà không đánh thuế dãy nhà, thì kẻ đi buôn trong thiên hạ đều vui lòng mà muốn chứa của ở chợ mình vậy.
Chú giải: Triền = dãy nhà lập ra ở chợ để chung cho mọi người chứa hàng buôn bán, nên có khi chỉ lấy thúe dãy nhà mà thôi. Chinh = đánh thuế hàng hoá. Pháp = lấy cái phép quan tư thị mà quản trị. Tiết này là điều thứ hai làm cho người buôn bán đều vui lòng
關,譏而不征,則天下之旅  皆悅而願出於其路矣。
Dịch âm: Quan, cơ nhi bất chính, tắc thiên hạ chi lữ giai duyệt, nhi nguyện xuất ư kỳ lộ hĩ
 Dịch nghĩa: Cửa quan, chỉ xét hỏi những người vãng lai, mà không đánh thuế những đồ hàng xuất nhập, thì kẻ lữ hành trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn đi ra ở đường mình vậy.
Chú giải: Quan = cửa ải, chỗ giao thông trọng yếu, lập ra cửa quan để làm giới hạn, Cơ = xét hỏi, xét những người khách lạ mặt đi lại, Chinh = đánh thuế những món đồ hàng hoá ra vào. Lữ = khách lữ hành. Tiết này là điều thứ ba làm cho kẻ lữ hành đều vui lòng
 耕者,助而不稅,則天下之農皆悅而願耕於其野矣
Dịch âm: Canh giả, trợ nhi bất thuế, tắc thiên hạ chi nông giai duyệt, nhi nguyện canh ư kỳ dã hĩ.
Dịch nghĩa: Người cày, phải cày giúp ruộng công, mà không đánh thuế ruộng tư, thì kẻ nông dân trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn cày ở đồng minh vậy.
Chú giải: Trợ = giúp, lấy sức mình giúp vua mà cày ruộng công. Đời nhà Châu làm phép tỉnh điền, khu ruộng vạch ra ô chữ tỉnh, ở ngoài tám phần là ruộng tư của dân, ở giữa một phần là ruộng công của vua. Gồm cả thảy ruộng công tư là chín trăm mẫu, dân chỉ giúp sức làm một trăm mẫu công điền nộp cho vua, còn ngoài tám trăm mẫu tư điền không phải thuế, đó tức là phép thuế chín phần lấy thuế một phần. Tiết này là điều thứ tư làm cho vui lòng kẻ nông dân


廛,無夫里之布,則天下之民皆悅而願為之氓矣。    
Dịch âm: Triền vô phu lý chi bố, tắc thiên hạ chi dân giai duyệt, nhi nguyện vi chi manh hĩ
Dịch nghĩa: Khu đất ở không bắt dân nộp vải thuế từng phu từng lý, thì dân trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn làm dân mình vậy
Chú giải: Triền khu đất dân ở, khác nghĩa với chữ triền ở trên. Phu = một suất đinh, Lý = một dặm đất 25 nhà ở. Bố = vải. Phép nhà Châu, nhà nào lười không trồng dâu gai, thì phạt nhà ấy phải nộp thuế vải bằng 25 nhà. Người dân nào lười biếng không có thường nghiệp, thì phạt người dân ấy phải chịu thuế lực dịch bằng một suất đinh. Hiện đời Chiến quốc bấy giờ thì đã lấy thuế từng dãy nhà khu đất, lại bắt dân chịu cả thuế vải thuế lực dịch từng phu từng lý, thì không phải  là phép cũ của đáng tiên vương. Manh = Dân, Nguyện vi manh, là xinh nhập tịch làm dân.
Tiết này là điều thứ năm làm cho nhân dân đều bằng lòng theo về cả
信能行此五者,則鄰國之民仰之若父母矣。率其子弟攻其父母,自有生民以來未有能濟者也。如此則無敵於天下。無敵於天下者,天吏也。然而不王者,未之有也。」
Dịch âm: Tín năng hàng thử ngũ giả, tắc lân quốc chi dân, ngưỡng chi nhược phụ mẫu hĩ, suất kỳ tử đệ, công kỳ phụ mẫu, tự sinh dân dĩ lai, vị hữu năng tế giả dã. Như thử tắc vô địch ư thiên hạ, vô địch ư thiện hạ giả, thiên lại dã. Nhiên nhi bất vượng giả, vị chi hữu dã
Dịch nghĩa: Thực hay làm được năm điều trên ấy, thì dân nước láng giềng coi mình như cha mẹ vậy. Đem con em đi đánh cha mẹ, tự thủa có sinh dân đến nay, chưa có nên được việc bao giờ. Như thế thì thiên hạ không ai địch được với mình; thiên hạ không ai địch được, thì mình là kẻ thiên lại vậy. Thế mà chẳng hưng vượng, chưa có lẽ nào
Chú giải: Suất = dóng dả đem đi. Tế = làm thành được việc, Thiên lại = kẻ phụng mệnh trời, như là trời trao quyền cho mà dẹp loạn yên dân, trỏ vào ông vua có nhân chính. Chương này là khuyên bảo các vua nên làm vương chính mà vương chính cốt nhất là làm cho đắc nhân tâm. Nếu đắc nhân tâm thì kẻ giặc thù cũng hoá làm tử đệ. Nếu không làm nhân chính thỉ kẻ dân ngu cũng thành ra khấu thù
孟子曰:「人皆有不忍人之心。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Người ta ai ai cũng đều có cái lòng bất nhẫn
Chú giải: Bất nhẫn = không nỡ, nghĩa là thương xót người, không nỡ làm hại người. Đó tức là bẩm thụ cái lòng sinh vật của trời đất, người nào cũng sẵn có cả.
先王有不忍人之心,斯有不忍人之政矣。以不忍人之心,行不忍人之政,治天下可運之掌上。
Dịch âm: Tiên vương hữu bất nhẫn nhân chi tâm, tư hữu bất nhẫn nhân chi chính hĩ. Dĩ bất nhẫn nhân chi tâm, hành bất nhẫn nhân chi chính, trị thiên hạ khả vận chỉ chưởng thượng
Dịch nghĩa: Đấng tiên vương có cái lòng bất nhẫn, thì đối với người tức là có cái chính bất nhẫn. Đem cái lòng bất nhẫn suy ra làm cái chính bất nhẫn, thì trị thiên hạ dễ như vận dụng ở trên bàn tay
所以謂人皆有不忍人之心者,今人乍見孺子將入於井,皆有怵惕惻隱之心;非所以內交於孺子之父母也,非所以要譽於鄉黨朋友也,非惡其聲而然也。
Dịch âm: Sở dĩ vị nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm giả, kim nhân sạ kiến nhụ tử tương nhập ư tỉnh; giai hữu truật dịch trắc ẩn chi tâm; phi sở dĩ nạp giao ư nhụ tử chi phụ mẫu dã, phi sở dĩ yếu dự ư hương đảng bằng hữu dã, phi ố kỳ thanh nhi nhiên dã
Dịch nghĩa: Sở dĩ bảo rằng người ta có cái lòng bất nhẫn với người ấy, là nghiệm như thế này: Nay người ta chợt trông thấy đứa trẻ con sắp sửa ngã vào giếng, ai cũng phải chột dạ thương xót, không phải là vì kết giao với cha mẹ đứa trẻ con đâu, không phải là vì để cầu tiếng khen với làng mạc bè bạn đâu, không phải là vì ghét cái tiếng chê bất nhân mà thế đâu
Chú giải: Sạ: Nghĩa là chợt, Truật dịch = chột dạ sửng sốt, Trắc ẩn = Thương xót thiết tha. Nạp = Kết nạp. Nạp giao = nghĩa là kết giao. Yêu = yêu cầu. Đây là tả ta cái lòng thương xót sửng sốt của người ta vốn là lòng tự nhiên ai cũng sẵn có, để cho biết rằng ai cũng có cái tâm bất nhẫn.
由是觀之,無惻隱之心非人也,無羞惡之心非  人也,無
辭讓之心非人也,無是非之心非人也。
Dịch âm: Do thị quan chi, vô trắc ẩn chi tâm phi nhân dã, vô tu ố chi tâm phi nhân dã, vô từ nhượng chi tâm phi nhân dã, vô thị phi chi tâm phi nhân dã.
Dịch nghĩa: Bởi sự ấy mà xem ra, không có cái lòng thương xót không phải là người, không có cái lòng hổ ghét không phải là người, không có cái lòng từ chối nhún nhường không phải là người, không có cái lòng biết phải biết trái không phải là người
Chú giải: Tu = xấu hổ thẹn mình bất thiện. Ố = ghét người bất thiện. Từ = chối đi không dám nhận hoặc không dám đương. Nhượng = nhún nhường để cho người. Thị = điều phải, biết đièu ấy là thiện mà lấy làm phải. Phi = điều trái, biết điều ấy là ác mà lấy làm trái.
Đây là nhân nói người ta ai cũng sẵn có cái lòng trắc ẩn, thế thì những tấm lòng tu ố, từ nhượng, thị phi, người ta cũng tất có cả, nếu không có cái lòng từ thiện ấy thì không phải là loài người
惻隱之心,仁之端也;羞惡之心,義之端也;辭讓之心,禮之端也;是非之心,智之端也。
Dịch âm: Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã, tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan dã; từ nhượng chi tâm, lễ chi đoan dã; từ tâm, trí chi đoan dã
Dịch nghĩa:Cái lòng thương xót, là cái mối nhân đó; cái lòng hổ ghét, là cái mối nghĩa đó; cái lòng từ chối nhún nhường, là cái mối lẽ đó; cái lòng biết phải biết trái, là cái mối trí đó.
Chú giải: Người ta ai cũng có cái tình thương xót, tình hổ ghét, tình từ chối, nhún nhường, tình biết phải biết trái, cái tình ấy tức là cái đầu mối hiện ra ngoài, thì biết trong tâm ai cũng có bốn cái đức tính: Nhân, nghĩa, lễ, trí là cái tính cố hữu. Đoan = đầu mối, cái mối nó hiện ra, có thể trông thấy được, tức là trỏ cái tình, cho nên xem người có cái tình ầy thì biết là có cái tính ấy vậy
人之有是四端也,猶其有  四體也。有是四端而自謂不能者,自
賊者也;謂其君不能者,賊其君者也。
Dịch âm: Nhân chi hữu thị tứ đoan dã, do kỳ hưu tứ thể dã. Hữu thị tứ đoan nhi tự vị bất năng giả, tự tặc giả dã; vị kỳ quân bất năng giả, tặc kỳ quân giả dã
Dịch nghĩa: Người ta có bốn mối ấy, cũng như có bốn cái chi thể vậy. Có bốn mối ấy, mà tự bảo rằng mình không thể suy làm ra được, thế là tự làm hại mình đấy; bảo rằng vua ta không có thể làm được, thế là làm hại vua ta đấy.
Chú giải: Tứ thể = bốn cái chi thể, tức là hai chân hai tay; tứ thể ví như tứ đoan, không thể thiếu được. Bất năng = ý là không thể khuếch sung cái tính tốt ấy ra được, Tặc = làm hại
凡有四端於我者,知皆擴而充之矣,若火之始然、泉之始達。
茍能充之,足以保四海;茍  不充之,不足以事父母。」
Dịch âm: Phàm hữu tứ đoan ư ngã giả, tri giai khuếch nhi sung chi hĩ, nhược hoả chi thuỷ nhiên, tuyền chi thuỷ đạt. Cẩu năng sung chi, túc dĩ bảo tứ hải; cẩu bất sung chi, bất túc dĩ sự phụ mẫu
Dịch nghĩa: Phàm người ta có bốn mối ấy ở mình, biết mà suy rộng ra cho sung mãn cả, thì cái thế nó như lửa mới cháy, như suốt mối tuôn. Nếu sung mãn được bốn mối ấy, thì đủ giữ gìn được bốn bể, bằng không sung mãn được bốn mối ấy, thì không đủ thờ phụng được cha mẹ
Chú giải: Khuếch = suy cho rộng ra mà làm, Sung làm cho đầy đặn, đừng để khiếm khuyết. Nhiên = cháy. Đạt = chẩy tuôn ra. Hoả thuỷ thiên, tuyền thuỷ đạt = Ví cái thế nó mạnh lắm, không thể vùi dập ức át đi được.
Chương này là luận cái tình cái tính của cả mọi người, mà cái tâm thì thống cả tính tình, cốn có tính bản nhiên là bốn mối ở trong mình, nếu biết mà khuếch sung ra thì là hạng người tự khí



MẠNH TỬ 8

「既曰『志至焉,氣次焉』,又曰『持其志,無暴其氣』者,何也?」
曰:「志壹則動氣;氣壹則動志也。今夫蹶者趨者是氣也而反動其心。」
Dịch âm: Kỳ viết: Chí chí yên, khí thứ yên, Hựu viết: “Trì kỳ chí, vô bạo kỳ khí” giả hà dã? Viết: Chí nhất tắc động khí; khí nhất tắc động chí dã. Kim phù quệ giả, xu giả, thị khí dã, nhi phản động kỳ tâm”
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Đã nói rằng: Chí là nhất, khí là thứ hai. Lại nói rằng: Gìn giữ cái chí, chớ khuy tổn cái khí là nghĩa sao? Thầy nói: Cái chí mà chuyên nhất thì động đến cái khí; cái khí mà chuyền nhất thì động đến cái chí. Kìa như đi mà vấp, chạy mà vội, là vì cái khí không được hoà bình, mà có khi lại chấn động đến cái tâm.
Chú giải: Nhất = Chuyên nhất, là sở hướng thiên về một bên. Quệ = vấp ngã. Xu = bước rảo, chạy vội. Động = chấn động, không được yên
Đây là nói người ta có cái chí với cái khí vốn phải theo nhau, chớ không lìa ra mà chỉ thiên trọng về một bên được. Nghệm ngay như người vấp người chạy là vì cái khí động, mà có khi động đến cả cái tâm, thì đủ rõ rằng khí nhất thì động đến chí, thế cho nên phải trì lấy cái chí, mà cũng chớ để khuy tổn mất cái khí.
「敢問夫子惡乎長?」曰:「我知言,我善養吾浩然之氣。」
Dịch âm: Cảm vấn: Phu tử ố hồ trường? Viết: Ngã tri ngôn, ngã thiện dưỡng ngô hiệu nhiên chi khí.
Dịch nghĩa: Thưa dám hỏi: Nhà thầy sở trường về điều gì? Thầy nói: Ta biết xét lời nói của thiên hạ, ta khéo nuôi cái khí hiệu nhiên của ta.
Chú giải: Tri ngôn = xét biết những lời nói của thiên hạ, cho đến cùng cực mọi lẽ phải trái. Hiệu nhiên = Trạng từ, ý là bát ngát mênh mông đầy rẫy. Đó là trỏ cái khí sung mãn ở trong thân thể và lưu lộ ra khắp cả trong vũ trụ, vốn là hiệu nhiên. Nếu để thất dưỡng thì hoá ra nhút nhát đớn hèn, nếu hay thiện dưỡng thì lại vẫn sung túc mạnh mẽ. Thầy Mạnh mà bất động tâm, một là hay xét biết được lời nói cũng cứu cho rõ biết đến đạo nghĩa, nên đối với vạn sự trong thiên hạ không còn ngờ điều gì nữa. Hai là hay nuôi được cái khí mình, thiện dưỡng cho hợp với đạo nghĩa nên đối với vạn sự trong thiên hạ, không còn sợ điều gì cả. Ấy thầy Mạnh sở dĩ đảm đang được việc lớn mà chẳng động tâm, chỉ là sở trường về tri ngôn và dưỡng khí đó thôi, chớ không như Cáo tử, ngôn cũng chẳng tri, mà khí cũng chẳng dưỡng, mà hay bất động tâm, là chỉ mờ mịt không biết gì, hung hăng chẳng nghĩ gì đó mà thôi
「敢問何謂浩然之氣?」曰:「難言也。
Dịch âm: Cảm vấn: Hà vị hiệu nhiên chi khí? Viết: Nan ngôn dã
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Dám hỏi thế nào là cái khí hiệu nhiên? Thầy nói: Khó nói lắm. (Nan ngôn = Khó đem ngôn ngữ mà hình dung ra được)
其為氣也至大至剛,以直養而無害,則塞於天地之間。
Dịch âm: Kỳ vi khí dã, chí đại chí cương, dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc tắc hồ thiên địa chi gian.
Dịch nghĩa: Cái khí hiệu nhiên nó lớn rất mạnh, cứ thuận nuôi nó, mà không để cho nó hại, thì nó đầy lấp cả ở trong khoảng trời đất
Chú giải: Trực = Thẳng, thuận. Trực dưỡng = Thuận theo cái thể tự nhiên mà bồi dưỡng nó lên. Vô hại = Chớ tác vi để làm cho nó hại. Tắc = đầy rẫy. Đây là nói cái bản thể khí hiệu nhiên, tự trời đất phú cho cái chính khí ấy, vốn chi đại không có hạn lượng, chí cương không chịu toả khuất, nếu khéo nuôi không để khuy khuyết, thì cái khí hiệu nhiên ấy vẫn sung mãn khắp trong trời đất.
其為氣也配義與道,無是餒也。
Kỳ vi khí dã phối nghĩa dữ đạo, vô thị nỗi dã
Dịch nghĩa: Cái khí hiệu nhiên nó phối hợp với nghĩa cùng đạo, nếu mà không cái khí ấy, thì cái thể đói ngay
Chú giải: Phối = hợp, có ý là hợp lại mà giúp đỡ thêm vào. Nỗi = đói, nghĩa bóng là nói trong cái thể không có cái khí nó sung mãn, thì nửa ngờ nửa sợ, nhút nhát không dám làm việc gì cả. Đây là nói người ta hay dưỡng thành được cái khí hiệu nhiên cho hợp với đạo nghĩa thì hay phấn phát hữu vi, không còn điều gì nghi cụ cả
是集義所生者,非義襲而取之也。行有不慊於心則餒矣。我故曰:告子未嘗知義。以其外之也。
Thi tập nghĩa sở sinh giả, phi nghĩa tập nhi thủ chi dã. Hành hữu bất khiểm ư tâm tắc nỗi hĩ. Ngã cố viết: Cáo tử vị thường tri nghĩa, dĩ kỳ ngoại chi dã.
Dịch nghĩa: Muốn nuôi lấy cái khí hiệu nhiên thì trước phải tập hợp dần dà cho điều gì cũng hợp nghĩa rồi tự nhiên cái khí nó phát sinh ra, không phải chỉ làm chộp lấy một vài điều hợp nghĩa mà đã được đâu. Nếu sở hành còn có điều không thoả với lương tâm, thì sinh nản ngay. Xem thế thì nghĩa vốn ở trong tâm không phải ở ngoài, ta thường bảo cáo tử chưa từng biết nghĩa, là vì người ấy cho điều nghĩa ở ngoài vậy.
Chú giải: Tập = chứa tích dần dần, Tập nghĩa tích = dần mãi những sự hợp với nghĩa. Tập = đánh trộm, bất thình lình chộp lấy. Nghĩa tập = bất thình lình làm được một điều hợp nghĩa, Khiểm = Thoả, sướng, Nỗi = chán nản, nhút nhát.
Đây là nói khi mới gây nuôi cái khí hiệu nhiên, thì phải dần dần tích mãi lấy điều nghĩa là cái lẽ vẫn sẵn có ở trong tâm, chớ nghĩa không phải là ở ngoài đâu.
必有事焉而勿正,心勿忘,勿助長也。無若宋人然。宋人有閔其苗之不長而揠之者,芒芒然歸,謂其人曰:『今日病矣,予助苗長矣。』其子趨而往視之,苗則槁矣。天下之不助苗長者寡矣。以為無益而舍之者,不耘苗者也。助之長者,揠苗者也,非徒無益,而又害之。」
Dịch âm: Tất hữu sự yên, nhi vật chính, tâm vật vong, vật trợ trưởng dã. Vô nhược Tống nhân nhiên. Tống nhân hữu mẫn kỳ miêu chi bất trưởng nhi loát chi giả, mang mang nhiên quy, vị kỳ nhân viết: Kim nhật bệnh hĩ, dư trợ miêu trưởng hĩ. Kỳ tử xu nhi vãng thị chi, miêu tắc cảo hĩ. Thiên hạ chi bất trợ miêu trưởng giả quả hĩ. Dĩ vi vô ích nhi xả chi giả, bất vân miêu giả dã. Trợ chi trưởng giả, loát miêu giả dã, phi đồ vô ích, nhi hựu hại chi.
Dịch nghĩa: Phải cứ chuyên viề sự tập nghĩa mà làm, mà chớ mong công hiệu vội, trong tâm chớ xao nhãng mất việc nghĩa, mà cũng chớ nống giúp cho nó lớn ngay lên. Chớ như người nước Tống kia: Nước Tống có người lo lùa mình không lớn mà vội nâng gốc nó lên, ngơ ngếch chạy về bảo người nhà rằng: Ngày nay tôi mệt lắm, tôi nống cho lúa lớn lên rồi!. Người con bước rảo mà đi ra xem, thì lúa héo rồi. Thiên hạ những người dưỡng khí không mấy người là không giống như kẻ cứ nống cho lúa lớn lên. Kìa những kẻ cho dưỡng khí là vô ích mà bỏ quên đi, cũng như là chẳng làm cỏ cho lúa vậy; nống cho cái khí nó lớn, thế là nâng gốc lúa lên vậy, không những vô ích mà lại hại thêm.
Chú giải: Tất hữu sự = Phải chuyên chủ về việc nghĩa mà làm. Chính = Mong hẹn, mong thấy có công hiệu ngay. Vật chính = chớ mong. Vật mong – Chớ quên nhãng. Vật trợ trưởng= Chớ giúp mà vội nống cho nó hăng lên. Mẫn = lo, Loát = nhổ, dùng tay nâng giúp lên cho chóng lớn. Mang mang = Ngơ ngếch không biết gì. Vân = làm cỏ cho lúa. Đây là nói cái công phu dưỡng khí, phải có điều độ, cứ theo điều nghĩa mà làm, thì cái khí hiệu nhiên tự nhiên nó sinh ra, thế mới là thiện dưỡng, không nên mong trước, không nên bỏ nhãng, mà cũng không nên vội vàng, thì mới không hại mất cái công phu dưỡng khí.

「何謂知言?」
曰:「詖辭知其所蔽,淫辭知其所陷,邪辭知其
所離,遁辭知其所窮。生於其心,害於其政;發於
其政,害於其事。聖人復起,必從吾言矣。」
Hà vị tri ngôn? Viết: Bí từ tri kỳ sở tế; dâm từ tri kỳ sở hãm; tà từ tri kỳ sở ly; độn từ tri kỳ sở cùng. Sinh ư kỳ tâm, hại ư kỳ chính, phát ư kỳ chính, hại ư kỳ sự. Thánh nhân phục khởi, tất tùng ngô ngôn hi.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thế nào là hiểu biết được lời nói của người? Thầy nói: Nghe cái lời thiên lệch, biết ngay trong tâm người ấy có điều mờ mịt; nghe cái lời dâm đãng, biết ngay trong tâm người ấy có điều chìm đắm; nghe cái lời tà khúc, biết ngay trong tâm người ấy có điều lìa trái; nghe cái lời luẩn quẩn, biết ngay trong tâm người ấy có điều cùng quẫn . Nhữn điều ấy sinh ở trong tâm, rồi hại ra đến mọi chính; phát ra mọi chính, rồi hại ra đến cả mọi sự. Ta nói thế, giá có ông thánh nhân lại khởi lên, tất cũng theo như lời ta nói vậy.
Chú giải: Bí = ý kiến thiên lệch. Tế = che lấp mờ mịt. Dâm = Phóng đãng không ý kiến gì. Hãm = Mê mẩn chìm đắm. Tà = Tà khúc không hợp với chính lý. Ly = Lìa, trái với chính đạo. Độn = biến đổi, che giấu, luẩn quẩn lúng túng. Cùng = khốn quẫn bất thông. Bí, dâm, tà, độn đó là cái bệnh của lời nói. Tế, hãm, ly, cùng đó là cái lỗi trong tâm. Nghe lời nói có bệnh gì thì biết ngay trong tâm có lỗi ấy; cái tâm đã lầm lỗi thì sinh ra hại chính, hại sự, đó là cái tệ hại nó theo nhau quyết nhiên như thế. Đây là thầy Mạnh lại kể ra cái cớ thầy sở dĩ bất động tâm là vì có tri ngôn; thấu hết mọi lẽ ở trong tâm, mới hay hiểu hết mọi lẽ của thiên hạ, không phải ù lỳ như Cáo tử bất đắc ư ngôn, vật cầu ư tâm ấy đâu.
「宰我、子貢善為說辭,冉牛、閔子、顏淵善言德行;孔子兼之,曰:『我於辭命,則不能也。』然則夫子既聖矣乎?」
Dịch âm: Tề Ngã, Tử Cống, thiện vi thuyết từ; Nhiễm Ngưu, Mẫn tử, Nhan Uyên, thiện ngôn đức hạnh; Khổng tử kiêm chi, viết: Ngã ư từ mệnh tắc bất năng dã. Nhiên tắc Phu tử ký thành hĩ hồ?
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thầy Tề Ngã, thầy Tử Cống, giỏi làm thuyết từ; thầy Nhiễm Ngưu, thầy Mẫn tử, thầy Nhan Uyên giỏi nói đức hạnh; ông Khổng tử kiêm cả, mà còn nói rằng; Ta về đường từ mệnh, chẳng giỏi gì đâu. Nay thầy giỏi cả thế thì nhà thầy đã thánh rồi chăng.
Chú giải: Tề Ngã, Tử Cống, Nhiễm Ngưu, Mẫn tử Nhan Uyên đều là học trỏ của ông Khổng. Thuyết từ, Từ mệnh đều là khoa ngôn ngữ. Đây là Sửu nhân thấy thầy Mạnh nói đã hay tri ngôn lại hay dưỡng khí, thế là kiêm cả khoa ngôn ngữ và khoa đức hạnh, nên mới ngờ thầy Mạnh là đã đến bậc thánh rồi chăng
 曰:「惡!是何言也!昔者子貢問於孔子曰:『夫子聖矣乎?』孔子曰:『聖則吾不能,我學不厭而教不倦也。』子貢曰:『學不厭,智也;教不倦,仁也。仁且智,夫子既聖矣。』夫聖,孔子不居,是何言也!」
Dịch âm: Viết: Ô thị hà ngôn dã! Tích giả Tử Cống vấn ư Khổng tử viết: Phu tử thánh hĩ hồ? Khổng tử viết: Thánh tắc ngô bất năng, ngã học bất yếm nhi giáo bất quyện dã. Tử Cống viết: Học bất yếm, trí dã; giáo bất quyện, nhân dã; nhân thả trí phu tử ký thành hĩ. Phù thánh, Khổng tử bất cư, thị hà ngôn dã.
Dịch nghĩa: Thầy nói: Chao ôi! Sao ngươi nói thế vậy! Ngày xưa thầy Tử Cống có hỏi ông Khổng rằng: Nhà thầy đã thánh rồi ư? Ông Khổng nói: Bậc thánh, thì ta đâu đã được là thánh, ta chỉ học không dám chán, mà dạy người không dám trễ đấy thôi. Tử cống nói: Học không chán, chính là trí đấy; dạy không trễ, chính là nhân đấy; nhân mà lại trí, nhà thầy thế là đã thánh rồi. Kìa, bậc thánh, ông Khổng còn không dám đương, sao ngươi nói thế vậy!
Chú giải: Ô = Ôi, là cái lời than thở kinh ngạc. Trí = học mãi cho thêm sáng khôn là trí. Nhân = Chăm dạy dỗ giúp cho người là nhân. Đây là thầy Mạnh dẫn lời ông Khổng với thầy Tử Cống vấn đáp cùng nhau, để chối từ không dám đương mình là bậc thánh

:『昔者竊聞之:子夏、子游、子張皆有聖人之一體,冉牛、閔子、顏淵則具體而微,敢問所安。」曰:「姑舍是。」
Dịch âm: Tích giả thiết văn chi: Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương, giai hữu thánh nhân chi nhất thể; Nhiễm Ngưu, Mẫn Tử, Nhan Uyên tắc cụ thể nhi vi vi. Cảm vấn sở an?. Viết: Cô xả thị.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Ngày xưa tôi trộm có nghe: Thầy Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương đều có một cái chi thể của thánh nhân; Thầy Nhiễm Ngưu, Mẫn Tử, Nhan Uyên thì đủ được toàn thể mà còn bé nhỏ. Mấy thầy trên ấy, dám hỏi nhà thầy tự xử vào bậc thầy nào?. Thầy nói: Hẵng để cáo thấy ấy đấy
Chú giải: Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương đều là học trò của ông Khổng. Nhất thể = Một chi thể trong toàn thể. Được một thể, nghĩa bóng là nói tài năng đạo đức của thánh nhân, mỗi người chỉ được một phần, như Tử Du, Tử Hạ được một thể văn học, Tử Trương được một thể uy nghi. Cụ thể = Đủ cả toàn thể. Vi = Nhỏ, chưa được rộng lớn như bậc thánh. Sở an = cũng như sở xử, nghĩa là xử vào địa vị nào?. Cô xả thị = Hãy để đó, là lời gạt đi, ý thầy Mạnh tự xử còn muốn cao hơn các thầy ấy.
Đây là Sửu hỏi thầy Mạnh đã không đảm đương bậc thánh thế thì trong mấy bậc thầy ấy, thầy tự xử về bậc thầy nào?
曰:「伯夷、伊尹何如?」曰:「不同道。非其君不事,非其民不使,治則進,亂則退,伯夷也。何事非君?何使非民?治亦進,亂亦進,伊尹也。可以仕則仕,可以止則止,可以久則久,可以速則速,孔子也。皆古聖人也。吾未能有行焉,乃所願,則學孔子也。」
Dịch âm: Viết: Bá Di, Y Doãn hà như? Viết: Bất đồng đạo: Phi kỳ quân bất sự, phi kỳ dân bất sử, trị tắc tiến, loạn tắc thoái, Bá Di dã. Hà sự phi quân, hà sử phi dân, trị diệc tiến, loạn diệc tiến, Y Doãn dã. Khả dĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc, Khổng tử dã. Giai cổ thánh nhân dã, ngô vị năng hữu hành yên, nãi sở nguyện tắc học Khổng tử dã.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thế thì xử vào bậc ông Bá Di, ông Y Doãn thế nào? Thầy nói: Cái đạo các ông ấy không giống với ta: Không phải vua đáng thờ, không thờ; không phải dân đáng sai, không sai; đời trị thì tiến, đời loạn thì thoái, ấy là cái đạo ông Bá Di vậy. Thờ vua nào chẳng phải là vua, sai dân nào chẳng phải là dân, đời trị cũng tiến, đời loạn cũng tiến, ấy là cái đạo ông Y Doãn vậy. Nên làm quan thì làm, nên thôi thì thôi, nên ở lâu thì ở lâu, nên đi chóng thì đi chóng, ấy là cái đạo ông Khổng tử vậy. Các ông ấy đều là các bậc thánh nhân đời xưa đấy, ta chưa có thể làm được, nhưng mà sở nguyện ta thì chỉ muốn học ông Khổng tử.
Chú giải: Bá Di = Con trưởng vua Cô trúc, anh em nhường nước rồi đi tị loạn vua Trụ, sau ra thờ vua Văn nhà Châu, đến khi vua Vũ đánh vua Trụ, lại cho vua Vũ là bất nghĩa rồi bỏ mà đi, ẩn ở núi Thủ dương, thầy Mạnh đã từng khen Bá Di là bậc thánh chi thanh. Y Doãn = Nguyên là người xử sĩ đất Hữu sần, vua Thang đón ra, sai đi thờ vua Hạ Kiệt, vua Kiệt không dùng, lại về giúp vua Thang mà đánh vua Kiệt. Thầy Mạnh đã từng khen Y Doãn là bậc thánh chi nhiệm, là tự nhiệm lấy việc thiên hạ. Hai ông trên ấy một ông xử, một ông xuất, đức Khổng tử thì xuất xử tuỳ thời là bậc thánh chi thời
「伯夷、伊尹於孔子,若是班乎?」
曰:「否,自有生民以來,未有孔子也。」
Dịch âm: Bá Di, Y Doãn ư Khổng Tử, nhược thị ban hồ? Viết: Phủ, tự hữu sinh dân dĩ lai, vị hữu Khổng tử dã.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Ông Bá Di, ông Y Doãn so với ông Khổng tử, có cùng là một bậc không? Thầy nói: Không, từ thuở có dân sinh đến giờ, chưa có ai bằng ông Khổng tử vậy.
Chú giải: Ban = bậc, bằng nhau, không hơn không kém
「然則有同與?」曰:「有,得百里之地而君之,皆能以朝諸侯有天下;行一不義、殺一不辜而得天下,皆不為也。是則同。」
Dịch âm: viết: Nhiên tắc hữu đồng dư? Viết: Hữu, đắc bách lý chi địa nhi quân chi, giai năng dĩ triều chư hầu hữu thiên hạ; hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã. Thị tắc đồng
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thế thì có điều gì giống nhau không? Thầy nói: Có, nếu được cái đất trăm dặm là làm vua, ba ông ấy đều có thể triều được chư hầu, thống nhất được thiên hạ. Nhưng làm một điều bất nghĩa, giết một đứa vô tội, mà được thiên hạ, thì ba ông ấy đều chẳng thèm làm. Những điều đó thì giống nhau.
Chú giải: Cô = tội, Bất cô = không có tội
Đây là nói ba ông (Di, Doãn, Khổng tử) đều là bậc thánh nhân, thì đức ông thánh nào cũng thịnh, có thể trị được thiên hạ; tâm ông thánh nào cũng chính, không thèm làm xằng để lấy thiên hạ. Đó là cái điều côn bản, dẫu ông thánh nào cũng không khác gì nhau.
曰:「敢問其所以異。」曰:「宰我、子貢、有若,智足以知聖人,污不至阿其所好。
Dịch âm: Viết: Cảm vấn kỳ sở dĩ dị? Viết: Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược, trí túc dĩ tri thánh nhân, ô bất chí a kỳ sở hiếu
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Dám hỏi ông Khổng sở dĩ khác hai ông kia như thế nào? Thầy nói: Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược, các thầy ấy trí thức đủ biết được thánh nhân, ví bằng kém hèn chăng nữa, cũng chẳng đến nỗi a dua sở hiếu mà khen quá lời.
Chú giải: Hữu Nhược cũng là học trò ông Khổng, Ô = thấp kém, nói về phần trí thứ hèn. A = a dua, Sở hiếu = cái ưa thích của mình, trỏ cái người mình vẫn tin mến. Đây là nói cho rõ rằng những lời của các thầy (Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược) ấy mà khen ông Khổng, chắc có thể tin được, rồi bài dưới sẽ dẫn lời ba thầy ấy.
宰我曰以予觀於夫子,賢於堯舜遠矣。』
Dịch âm: Tể Ngã viết: Dĩ dư quan ư phu tử, hiền ư Nghiêu Thuấn viên hĩ
Dịch nghĩa: Tể Ngã nói: Cứ như ta xem thầy ta, thì hơn vua Nghiêu vua Thuấn nhiều lắm!
Chú giải: Đây là ý nói vua Nghiêu vua Thuấn làm vua, đem cái đạo ra trị thiên hạ, thì công nghiệp chỉ ở nhất thời. Ông Khổng lại suy cái đạo ra, san định lục kinh để dạy bảo đời sau, thì công nghiệp lại còn mãi đến vạn thế
子貢曰:『見其禮而知其政,聞其樂而知其德。由百世之後,等百世之王,莫之能違也。自生民以來,未有夫子也。』
Dịch âm: Tử Cống viết: Kiến kỳ lễ nhi tri kỳ chính, văn kỳ lạc nhi tri kỳ đức. Do bách thế chi hậu, đẳng bách thế chi vương, mạc chi năng vi dã. Tự sinh dân dĩ lai, vị hữu phu tử dã
Dịch nghĩa: Tử Cống nói: Đại phàm thấy cái lễ thì biết cái chính, nghe cái nhạc thì biết cái đức, nay cứ do sau trăm đời, mà bàn bạc so sánh trên các vua trăm đời trước, cái chính cái đức thế nào, không thể trốn qua con mắt mình được. Tự thuở có dân sinh ra đến giờ, chưa có ai bằng thầy ta vậy.
Chú giải: Lễ là biểu lộ ra cái chính, xem thấy lễ chuộng chất phác, thì biết là chính giản dị; Lễ chuộng văn hoa, thì biết là chính tinh tường. Nhác là biểu lộ ra cái đức, nghe thấy nhạc thật là hay là phải, thì biết đức vua ấy bản tính tự nhiên; nhạc chưa được hết phải, thì biết đức vua ấy còn phải sửa lại mới giữ được bản tính. Đó là cái phép so sánh các vua đời trước, chỉ xem lễ nhạc truyền lại thì biết được đức chính. Đảng = so sánh ra từng bậc mà bàn bạc. Vi = sai lạc. Mạc chi năng vi = Không thể sai được, nghĩa bóng là cái ẩn tình không thể trốn qua mắt được.
有若曰:『豈惟民哉!麒麟之於走獸,鳳凰之於飛鳥,泰山之於丘垤,河海之於行潦,類也。聖人之於民,亦類也。出於其類,拔乎其萃。自生民以來,未有盛於孔子也。』」
Dịch âm: Hữu Nhược viết: Khởi duy dân tai; kỳ lân chi ư tẩu thú, phượng hoàng chi ư phi điểu, thái sơn chi ư khâu điệt, Hà Hải chi ư hàng lạo, loại dã. Thánh nhân chi ư dân, diệc loại dã; xưaát ư kỳ loại, bạt hồ kỳ tuỵ; tự sinh dân dĩ lai, vị hữu thịnh ư Khổng tử dã.
Dịch nghĩa: Hữu Nhược nói: Há những loài người đâu, con kỳ lân đối với con thú chạy, cùng là loài chạy; con phụng hoàng đối với con chim bay, cùng là loài bay; núi Thái sơn đối với đống kiến đùn, cùng là loài núi; sông với bể đối với vùng rãnh, cùng là loài nước, đều là một loại cả, mà có khác hơn. Thánh nhân đối với người dân, cũng là loài người vậy. Nhưng Thánh nhân thì cao hơn trong loài, khác với trong lũ. Tự thuở có dân sinh ra đến giờ bao nhiêu bậc thánh khác hơn người, chưa có bậc thánh nào thịnh hơn Khổng tử vậy.
Chú giải: Dân = Loài người. Khâu = cái gò. Điệt = cái đống kiến đùn. Hàng = chỗ đường đi, Lạo = nước đọng Xuất = cao hơn Bạt = vượt hơn. Tuỵ = đám tụ họp. Ba tiết trên này, đều là thầy Mạnh dẫn lời của ba thầy Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược khen ông Khổng là bậc thánh nhân cao nhất trong loài người, mà tỉ với Bá Di , Y Doãn có khác, để rõ ra cái cớ thầy sở dĩ muốn học ông Khổng, mà thầy sở dĩ bất động tâm cũng là bởi cái căn bản học theo ông Khổng vậy