Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

MẠNH TỬ 8

「既曰『志至焉,氣次焉』,又曰『持其志,無暴其氣』者,何也?」
曰:「志壹則動氣;氣壹則動志也。今夫蹶者趨者是氣也而反動其心。」
Dịch âm: Kỳ viết: Chí chí yên, khí thứ yên, Hựu viết: “Trì kỳ chí, vô bạo kỳ khí” giả hà dã? Viết: Chí nhất tắc động khí; khí nhất tắc động chí dã. Kim phù quệ giả, xu giả, thị khí dã, nhi phản động kỳ tâm”
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Đã nói rằng: Chí là nhất, khí là thứ hai. Lại nói rằng: Gìn giữ cái chí, chớ khuy tổn cái khí là nghĩa sao? Thầy nói: Cái chí mà chuyên nhất thì động đến cái khí; cái khí mà chuyền nhất thì động đến cái chí. Kìa như đi mà vấp, chạy mà vội, là vì cái khí không được hoà bình, mà có khi lại chấn động đến cái tâm.
Chú giải: Nhất = Chuyên nhất, là sở hướng thiên về một bên. Quệ = vấp ngã. Xu = bước rảo, chạy vội. Động = chấn động, không được yên
Đây là nói người ta có cái chí với cái khí vốn phải theo nhau, chớ không lìa ra mà chỉ thiên trọng về một bên được. Nghệm ngay như người vấp người chạy là vì cái khí động, mà có khi động đến cả cái tâm, thì đủ rõ rằng khí nhất thì động đến chí, thế cho nên phải trì lấy cái chí, mà cũng chớ để khuy tổn mất cái khí.
「敢問夫子惡乎長?」曰:「我知言,我善養吾浩然之氣。」
Dịch âm: Cảm vấn: Phu tử ố hồ trường? Viết: Ngã tri ngôn, ngã thiện dưỡng ngô hiệu nhiên chi khí.
Dịch nghĩa: Thưa dám hỏi: Nhà thầy sở trường về điều gì? Thầy nói: Ta biết xét lời nói của thiên hạ, ta khéo nuôi cái khí hiệu nhiên của ta.
Chú giải: Tri ngôn = xét biết những lời nói của thiên hạ, cho đến cùng cực mọi lẽ phải trái. Hiệu nhiên = Trạng từ, ý là bát ngát mênh mông đầy rẫy. Đó là trỏ cái khí sung mãn ở trong thân thể và lưu lộ ra khắp cả trong vũ trụ, vốn là hiệu nhiên. Nếu để thất dưỡng thì hoá ra nhút nhát đớn hèn, nếu hay thiện dưỡng thì lại vẫn sung túc mạnh mẽ. Thầy Mạnh mà bất động tâm, một là hay xét biết được lời nói cũng cứu cho rõ biết đến đạo nghĩa, nên đối với vạn sự trong thiên hạ không còn ngờ điều gì nữa. Hai là hay nuôi được cái khí mình, thiện dưỡng cho hợp với đạo nghĩa nên đối với vạn sự trong thiên hạ, không còn sợ điều gì cả. Ấy thầy Mạnh sở dĩ đảm đang được việc lớn mà chẳng động tâm, chỉ là sở trường về tri ngôn và dưỡng khí đó thôi, chớ không như Cáo tử, ngôn cũng chẳng tri, mà khí cũng chẳng dưỡng, mà hay bất động tâm, là chỉ mờ mịt không biết gì, hung hăng chẳng nghĩ gì đó mà thôi
「敢問何謂浩然之氣?」曰:「難言也。
Dịch âm: Cảm vấn: Hà vị hiệu nhiên chi khí? Viết: Nan ngôn dã
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Dám hỏi thế nào là cái khí hiệu nhiên? Thầy nói: Khó nói lắm. (Nan ngôn = Khó đem ngôn ngữ mà hình dung ra được)
其為氣也至大至剛,以直養而無害,則塞於天地之間。
Dịch âm: Kỳ vi khí dã, chí đại chí cương, dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc tắc hồ thiên địa chi gian.
Dịch nghĩa: Cái khí hiệu nhiên nó lớn rất mạnh, cứ thuận nuôi nó, mà không để cho nó hại, thì nó đầy lấp cả ở trong khoảng trời đất
Chú giải: Trực = Thẳng, thuận. Trực dưỡng = Thuận theo cái thể tự nhiên mà bồi dưỡng nó lên. Vô hại = Chớ tác vi để làm cho nó hại. Tắc = đầy rẫy. Đây là nói cái bản thể khí hiệu nhiên, tự trời đất phú cho cái chính khí ấy, vốn chi đại không có hạn lượng, chí cương không chịu toả khuất, nếu khéo nuôi không để khuy khuyết, thì cái khí hiệu nhiên ấy vẫn sung mãn khắp trong trời đất.
其為氣也配義與道,無是餒也。
Kỳ vi khí dã phối nghĩa dữ đạo, vô thị nỗi dã
Dịch nghĩa: Cái khí hiệu nhiên nó phối hợp với nghĩa cùng đạo, nếu mà không cái khí ấy, thì cái thể đói ngay
Chú giải: Phối = hợp, có ý là hợp lại mà giúp đỡ thêm vào. Nỗi = đói, nghĩa bóng là nói trong cái thể không có cái khí nó sung mãn, thì nửa ngờ nửa sợ, nhút nhát không dám làm việc gì cả. Đây là nói người ta hay dưỡng thành được cái khí hiệu nhiên cho hợp với đạo nghĩa thì hay phấn phát hữu vi, không còn điều gì nghi cụ cả
是集義所生者,非義襲而取之也。行有不慊於心則餒矣。我故曰:告子未嘗知義。以其外之也。
Thi tập nghĩa sở sinh giả, phi nghĩa tập nhi thủ chi dã. Hành hữu bất khiểm ư tâm tắc nỗi hĩ. Ngã cố viết: Cáo tử vị thường tri nghĩa, dĩ kỳ ngoại chi dã.
Dịch nghĩa: Muốn nuôi lấy cái khí hiệu nhiên thì trước phải tập hợp dần dà cho điều gì cũng hợp nghĩa rồi tự nhiên cái khí nó phát sinh ra, không phải chỉ làm chộp lấy một vài điều hợp nghĩa mà đã được đâu. Nếu sở hành còn có điều không thoả với lương tâm, thì sinh nản ngay. Xem thế thì nghĩa vốn ở trong tâm không phải ở ngoài, ta thường bảo cáo tử chưa từng biết nghĩa, là vì người ấy cho điều nghĩa ở ngoài vậy.
Chú giải: Tập = chứa tích dần dần, Tập nghĩa tích = dần mãi những sự hợp với nghĩa. Tập = đánh trộm, bất thình lình chộp lấy. Nghĩa tập = bất thình lình làm được một điều hợp nghĩa, Khiểm = Thoả, sướng, Nỗi = chán nản, nhút nhát.
Đây là nói khi mới gây nuôi cái khí hiệu nhiên, thì phải dần dần tích mãi lấy điều nghĩa là cái lẽ vẫn sẵn có ở trong tâm, chớ nghĩa không phải là ở ngoài đâu.
必有事焉而勿正,心勿忘,勿助長也。無若宋人然。宋人有閔其苗之不長而揠之者,芒芒然歸,謂其人曰:『今日病矣,予助苗長矣。』其子趨而往視之,苗則槁矣。天下之不助苗長者寡矣。以為無益而舍之者,不耘苗者也。助之長者,揠苗者也,非徒無益,而又害之。」
Dịch âm: Tất hữu sự yên, nhi vật chính, tâm vật vong, vật trợ trưởng dã. Vô nhược Tống nhân nhiên. Tống nhân hữu mẫn kỳ miêu chi bất trưởng nhi loát chi giả, mang mang nhiên quy, vị kỳ nhân viết: Kim nhật bệnh hĩ, dư trợ miêu trưởng hĩ. Kỳ tử xu nhi vãng thị chi, miêu tắc cảo hĩ. Thiên hạ chi bất trợ miêu trưởng giả quả hĩ. Dĩ vi vô ích nhi xả chi giả, bất vân miêu giả dã. Trợ chi trưởng giả, loát miêu giả dã, phi đồ vô ích, nhi hựu hại chi.
Dịch nghĩa: Phải cứ chuyên viề sự tập nghĩa mà làm, mà chớ mong công hiệu vội, trong tâm chớ xao nhãng mất việc nghĩa, mà cũng chớ nống giúp cho nó lớn ngay lên. Chớ như người nước Tống kia: Nước Tống có người lo lùa mình không lớn mà vội nâng gốc nó lên, ngơ ngếch chạy về bảo người nhà rằng: Ngày nay tôi mệt lắm, tôi nống cho lúa lớn lên rồi!. Người con bước rảo mà đi ra xem, thì lúa héo rồi. Thiên hạ những người dưỡng khí không mấy người là không giống như kẻ cứ nống cho lúa lớn lên. Kìa những kẻ cho dưỡng khí là vô ích mà bỏ quên đi, cũng như là chẳng làm cỏ cho lúa vậy; nống cho cái khí nó lớn, thế là nâng gốc lúa lên vậy, không những vô ích mà lại hại thêm.
Chú giải: Tất hữu sự = Phải chuyên chủ về việc nghĩa mà làm. Chính = Mong hẹn, mong thấy có công hiệu ngay. Vật chính = chớ mong. Vật mong – Chớ quên nhãng. Vật trợ trưởng= Chớ giúp mà vội nống cho nó hăng lên. Mẫn = lo, Loát = nhổ, dùng tay nâng giúp lên cho chóng lớn. Mang mang = Ngơ ngếch không biết gì. Vân = làm cỏ cho lúa. Đây là nói cái công phu dưỡng khí, phải có điều độ, cứ theo điều nghĩa mà làm, thì cái khí hiệu nhiên tự nhiên nó sinh ra, thế mới là thiện dưỡng, không nên mong trước, không nên bỏ nhãng, mà cũng không nên vội vàng, thì mới không hại mất cái công phu dưỡng khí.

「何謂知言?」
曰:「詖辭知其所蔽,淫辭知其所陷,邪辭知其
所離,遁辭知其所窮。生於其心,害於其政;發於
其政,害於其事。聖人復起,必從吾言矣。」
Hà vị tri ngôn? Viết: Bí từ tri kỳ sở tế; dâm từ tri kỳ sở hãm; tà từ tri kỳ sở ly; độn từ tri kỳ sở cùng. Sinh ư kỳ tâm, hại ư kỳ chính, phát ư kỳ chính, hại ư kỳ sự. Thánh nhân phục khởi, tất tùng ngô ngôn hi.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thế nào là hiểu biết được lời nói của người? Thầy nói: Nghe cái lời thiên lệch, biết ngay trong tâm người ấy có điều mờ mịt; nghe cái lời dâm đãng, biết ngay trong tâm người ấy có điều chìm đắm; nghe cái lời tà khúc, biết ngay trong tâm người ấy có điều lìa trái; nghe cái lời luẩn quẩn, biết ngay trong tâm người ấy có điều cùng quẫn . Nhữn điều ấy sinh ở trong tâm, rồi hại ra đến mọi chính; phát ra mọi chính, rồi hại ra đến cả mọi sự. Ta nói thế, giá có ông thánh nhân lại khởi lên, tất cũng theo như lời ta nói vậy.
Chú giải: Bí = ý kiến thiên lệch. Tế = che lấp mờ mịt. Dâm = Phóng đãng không ý kiến gì. Hãm = Mê mẩn chìm đắm. Tà = Tà khúc không hợp với chính lý. Ly = Lìa, trái với chính đạo. Độn = biến đổi, che giấu, luẩn quẩn lúng túng. Cùng = khốn quẫn bất thông. Bí, dâm, tà, độn đó là cái bệnh của lời nói. Tế, hãm, ly, cùng đó là cái lỗi trong tâm. Nghe lời nói có bệnh gì thì biết ngay trong tâm có lỗi ấy; cái tâm đã lầm lỗi thì sinh ra hại chính, hại sự, đó là cái tệ hại nó theo nhau quyết nhiên như thế. Đây là thầy Mạnh lại kể ra cái cớ thầy sở dĩ bất động tâm là vì có tri ngôn; thấu hết mọi lẽ ở trong tâm, mới hay hiểu hết mọi lẽ của thiên hạ, không phải ù lỳ như Cáo tử bất đắc ư ngôn, vật cầu ư tâm ấy đâu.
「宰我、子貢善為說辭,冉牛、閔子、顏淵善言德行;孔子兼之,曰:『我於辭命,則不能也。』然則夫子既聖矣乎?」
Dịch âm: Tề Ngã, Tử Cống, thiện vi thuyết từ; Nhiễm Ngưu, Mẫn tử, Nhan Uyên, thiện ngôn đức hạnh; Khổng tử kiêm chi, viết: Ngã ư từ mệnh tắc bất năng dã. Nhiên tắc Phu tử ký thành hĩ hồ?
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thầy Tề Ngã, thầy Tử Cống, giỏi làm thuyết từ; thầy Nhiễm Ngưu, thầy Mẫn tử, thầy Nhan Uyên giỏi nói đức hạnh; ông Khổng tử kiêm cả, mà còn nói rằng; Ta về đường từ mệnh, chẳng giỏi gì đâu. Nay thầy giỏi cả thế thì nhà thầy đã thánh rồi chăng.
Chú giải: Tề Ngã, Tử Cống, Nhiễm Ngưu, Mẫn tử Nhan Uyên đều là học trỏ của ông Khổng. Thuyết từ, Từ mệnh đều là khoa ngôn ngữ. Đây là Sửu nhân thấy thầy Mạnh nói đã hay tri ngôn lại hay dưỡng khí, thế là kiêm cả khoa ngôn ngữ và khoa đức hạnh, nên mới ngờ thầy Mạnh là đã đến bậc thánh rồi chăng
 曰:「惡!是何言也!昔者子貢問於孔子曰:『夫子聖矣乎?』孔子曰:『聖則吾不能,我學不厭而教不倦也。』子貢曰:『學不厭,智也;教不倦,仁也。仁且智,夫子既聖矣。』夫聖,孔子不居,是何言也!」
Dịch âm: Viết: Ô thị hà ngôn dã! Tích giả Tử Cống vấn ư Khổng tử viết: Phu tử thánh hĩ hồ? Khổng tử viết: Thánh tắc ngô bất năng, ngã học bất yếm nhi giáo bất quyện dã. Tử Cống viết: Học bất yếm, trí dã; giáo bất quyện, nhân dã; nhân thả trí phu tử ký thành hĩ. Phù thánh, Khổng tử bất cư, thị hà ngôn dã.
Dịch nghĩa: Thầy nói: Chao ôi! Sao ngươi nói thế vậy! Ngày xưa thầy Tử Cống có hỏi ông Khổng rằng: Nhà thầy đã thánh rồi ư? Ông Khổng nói: Bậc thánh, thì ta đâu đã được là thánh, ta chỉ học không dám chán, mà dạy người không dám trễ đấy thôi. Tử cống nói: Học không chán, chính là trí đấy; dạy không trễ, chính là nhân đấy; nhân mà lại trí, nhà thầy thế là đã thánh rồi. Kìa, bậc thánh, ông Khổng còn không dám đương, sao ngươi nói thế vậy!
Chú giải: Ô = Ôi, là cái lời than thở kinh ngạc. Trí = học mãi cho thêm sáng khôn là trí. Nhân = Chăm dạy dỗ giúp cho người là nhân. Đây là thầy Mạnh dẫn lời ông Khổng với thầy Tử Cống vấn đáp cùng nhau, để chối từ không dám đương mình là bậc thánh

:『昔者竊聞之:子夏、子游、子張皆有聖人之一體,冉牛、閔子、顏淵則具體而微,敢問所安。」曰:「姑舍是。」
Dịch âm: Tích giả thiết văn chi: Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương, giai hữu thánh nhân chi nhất thể; Nhiễm Ngưu, Mẫn Tử, Nhan Uyên tắc cụ thể nhi vi vi. Cảm vấn sở an?. Viết: Cô xả thị.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Ngày xưa tôi trộm có nghe: Thầy Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương đều có một cái chi thể của thánh nhân; Thầy Nhiễm Ngưu, Mẫn Tử, Nhan Uyên thì đủ được toàn thể mà còn bé nhỏ. Mấy thầy trên ấy, dám hỏi nhà thầy tự xử vào bậc thầy nào?. Thầy nói: Hẵng để cáo thấy ấy đấy
Chú giải: Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương đều là học trò của ông Khổng. Nhất thể = Một chi thể trong toàn thể. Được một thể, nghĩa bóng là nói tài năng đạo đức của thánh nhân, mỗi người chỉ được một phần, như Tử Du, Tử Hạ được một thể văn học, Tử Trương được một thể uy nghi. Cụ thể = Đủ cả toàn thể. Vi = Nhỏ, chưa được rộng lớn như bậc thánh. Sở an = cũng như sở xử, nghĩa là xử vào địa vị nào?. Cô xả thị = Hãy để đó, là lời gạt đi, ý thầy Mạnh tự xử còn muốn cao hơn các thầy ấy.
Đây là Sửu hỏi thầy Mạnh đã không đảm đương bậc thánh thế thì trong mấy bậc thầy ấy, thầy tự xử về bậc thầy nào?
曰:「伯夷、伊尹何如?」曰:「不同道。非其君不事,非其民不使,治則進,亂則退,伯夷也。何事非君?何使非民?治亦進,亂亦進,伊尹也。可以仕則仕,可以止則止,可以久則久,可以速則速,孔子也。皆古聖人也。吾未能有行焉,乃所願,則學孔子也。」
Dịch âm: Viết: Bá Di, Y Doãn hà như? Viết: Bất đồng đạo: Phi kỳ quân bất sự, phi kỳ dân bất sử, trị tắc tiến, loạn tắc thoái, Bá Di dã. Hà sự phi quân, hà sử phi dân, trị diệc tiến, loạn diệc tiến, Y Doãn dã. Khả dĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc, Khổng tử dã. Giai cổ thánh nhân dã, ngô vị năng hữu hành yên, nãi sở nguyện tắc học Khổng tử dã.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thế thì xử vào bậc ông Bá Di, ông Y Doãn thế nào? Thầy nói: Cái đạo các ông ấy không giống với ta: Không phải vua đáng thờ, không thờ; không phải dân đáng sai, không sai; đời trị thì tiến, đời loạn thì thoái, ấy là cái đạo ông Bá Di vậy. Thờ vua nào chẳng phải là vua, sai dân nào chẳng phải là dân, đời trị cũng tiến, đời loạn cũng tiến, ấy là cái đạo ông Y Doãn vậy. Nên làm quan thì làm, nên thôi thì thôi, nên ở lâu thì ở lâu, nên đi chóng thì đi chóng, ấy là cái đạo ông Khổng tử vậy. Các ông ấy đều là các bậc thánh nhân đời xưa đấy, ta chưa có thể làm được, nhưng mà sở nguyện ta thì chỉ muốn học ông Khổng tử.
Chú giải: Bá Di = Con trưởng vua Cô trúc, anh em nhường nước rồi đi tị loạn vua Trụ, sau ra thờ vua Văn nhà Châu, đến khi vua Vũ đánh vua Trụ, lại cho vua Vũ là bất nghĩa rồi bỏ mà đi, ẩn ở núi Thủ dương, thầy Mạnh đã từng khen Bá Di là bậc thánh chi thanh. Y Doãn = Nguyên là người xử sĩ đất Hữu sần, vua Thang đón ra, sai đi thờ vua Hạ Kiệt, vua Kiệt không dùng, lại về giúp vua Thang mà đánh vua Kiệt. Thầy Mạnh đã từng khen Y Doãn là bậc thánh chi nhiệm, là tự nhiệm lấy việc thiên hạ. Hai ông trên ấy một ông xử, một ông xuất, đức Khổng tử thì xuất xử tuỳ thời là bậc thánh chi thời
「伯夷、伊尹於孔子,若是班乎?」
曰:「否,自有生民以來,未有孔子也。」
Dịch âm: Bá Di, Y Doãn ư Khổng Tử, nhược thị ban hồ? Viết: Phủ, tự hữu sinh dân dĩ lai, vị hữu Khổng tử dã.
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Ông Bá Di, ông Y Doãn so với ông Khổng tử, có cùng là một bậc không? Thầy nói: Không, từ thuở có dân sinh đến giờ, chưa có ai bằng ông Khổng tử vậy.
Chú giải: Ban = bậc, bằng nhau, không hơn không kém
「然則有同與?」曰:「有,得百里之地而君之,皆能以朝諸侯有天下;行一不義、殺一不辜而得天下,皆不為也。是則同。」
Dịch âm: viết: Nhiên tắc hữu đồng dư? Viết: Hữu, đắc bách lý chi địa nhi quân chi, giai năng dĩ triều chư hầu hữu thiên hạ; hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã. Thị tắc đồng
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Thế thì có điều gì giống nhau không? Thầy nói: Có, nếu được cái đất trăm dặm là làm vua, ba ông ấy đều có thể triều được chư hầu, thống nhất được thiên hạ. Nhưng làm một điều bất nghĩa, giết một đứa vô tội, mà được thiên hạ, thì ba ông ấy đều chẳng thèm làm. Những điều đó thì giống nhau.
Chú giải: Cô = tội, Bất cô = không có tội
Đây là nói ba ông (Di, Doãn, Khổng tử) đều là bậc thánh nhân, thì đức ông thánh nào cũng thịnh, có thể trị được thiên hạ; tâm ông thánh nào cũng chính, không thèm làm xằng để lấy thiên hạ. Đó là cái điều côn bản, dẫu ông thánh nào cũng không khác gì nhau.
曰:「敢問其所以異。」曰:「宰我、子貢、有若,智足以知聖人,污不至阿其所好。
Dịch âm: Viết: Cảm vấn kỳ sở dĩ dị? Viết: Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược, trí túc dĩ tri thánh nhân, ô bất chí a kỳ sở hiếu
Dịch nghĩa: Sửu hỏi: Dám hỏi ông Khổng sở dĩ khác hai ông kia như thế nào? Thầy nói: Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược, các thầy ấy trí thức đủ biết được thánh nhân, ví bằng kém hèn chăng nữa, cũng chẳng đến nỗi a dua sở hiếu mà khen quá lời.
Chú giải: Hữu Nhược cũng là học trò ông Khổng, Ô = thấp kém, nói về phần trí thứ hèn. A = a dua, Sở hiếu = cái ưa thích của mình, trỏ cái người mình vẫn tin mến. Đây là nói cho rõ rằng những lời của các thầy (Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược) ấy mà khen ông Khổng, chắc có thể tin được, rồi bài dưới sẽ dẫn lời ba thầy ấy.
宰我曰以予觀於夫子,賢於堯舜遠矣。』
Dịch âm: Tể Ngã viết: Dĩ dư quan ư phu tử, hiền ư Nghiêu Thuấn viên hĩ
Dịch nghĩa: Tể Ngã nói: Cứ như ta xem thầy ta, thì hơn vua Nghiêu vua Thuấn nhiều lắm!
Chú giải: Đây là ý nói vua Nghiêu vua Thuấn làm vua, đem cái đạo ra trị thiên hạ, thì công nghiệp chỉ ở nhất thời. Ông Khổng lại suy cái đạo ra, san định lục kinh để dạy bảo đời sau, thì công nghiệp lại còn mãi đến vạn thế
子貢曰:『見其禮而知其政,聞其樂而知其德。由百世之後,等百世之王,莫之能違也。自生民以來,未有夫子也。』
Dịch âm: Tử Cống viết: Kiến kỳ lễ nhi tri kỳ chính, văn kỳ lạc nhi tri kỳ đức. Do bách thế chi hậu, đẳng bách thế chi vương, mạc chi năng vi dã. Tự sinh dân dĩ lai, vị hữu phu tử dã
Dịch nghĩa: Tử Cống nói: Đại phàm thấy cái lễ thì biết cái chính, nghe cái nhạc thì biết cái đức, nay cứ do sau trăm đời, mà bàn bạc so sánh trên các vua trăm đời trước, cái chính cái đức thế nào, không thể trốn qua con mắt mình được. Tự thuở có dân sinh ra đến giờ, chưa có ai bằng thầy ta vậy.
Chú giải: Lễ là biểu lộ ra cái chính, xem thấy lễ chuộng chất phác, thì biết là chính giản dị; Lễ chuộng văn hoa, thì biết là chính tinh tường. Nhác là biểu lộ ra cái đức, nghe thấy nhạc thật là hay là phải, thì biết đức vua ấy bản tính tự nhiên; nhạc chưa được hết phải, thì biết đức vua ấy còn phải sửa lại mới giữ được bản tính. Đó là cái phép so sánh các vua đời trước, chỉ xem lễ nhạc truyền lại thì biết được đức chính. Đảng = so sánh ra từng bậc mà bàn bạc. Vi = sai lạc. Mạc chi năng vi = Không thể sai được, nghĩa bóng là cái ẩn tình không thể trốn qua mắt được.
有若曰:『豈惟民哉!麒麟之於走獸,鳳凰之於飛鳥,泰山之於丘垤,河海之於行潦,類也。聖人之於民,亦類也。出於其類,拔乎其萃。自生民以來,未有盛於孔子也。』」
Dịch âm: Hữu Nhược viết: Khởi duy dân tai; kỳ lân chi ư tẩu thú, phượng hoàng chi ư phi điểu, thái sơn chi ư khâu điệt, Hà Hải chi ư hàng lạo, loại dã. Thánh nhân chi ư dân, diệc loại dã; xưaát ư kỳ loại, bạt hồ kỳ tuỵ; tự sinh dân dĩ lai, vị hữu thịnh ư Khổng tử dã.
Dịch nghĩa: Hữu Nhược nói: Há những loài người đâu, con kỳ lân đối với con thú chạy, cùng là loài chạy; con phụng hoàng đối với con chim bay, cùng là loài bay; núi Thái sơn đối với đống kiến đùn, cùng là loài núi; sông với bể đối với vùng rãnh, cùng là loài nước, đều là một loại cả, mà có khác hơn. Thánh nhân đối với người dân, cũng là loài người vậy. Nhưng Thánh nhân thì cao hơn trong loài, khác với trong lũ. Tự thuở có dân sinh ra đến giờ bao nhiêu bậc thánh khác hơn người, chưa có bậc thánh nào thịnh hơn Khổng tử vậy.
Chú giải: Dân = Loài người. Khâu = cái gò. Điệt = cái đống kiến đùn. Hàng = chỗ đường đi, Lạo = nước đọng Xuất = cao hơn Bạt = vượt hơn. Tuỵ = đám tụ họp. Ba tiết trên này, đều là thầy Mạnh dẫn lời của ba thầy Tể Ngã, Tử Cống, Hữu Nhược khen ông Khổng là bậc thánh nhân cao nhất trong loài người, mà tỉ với Bá Di , Y Doãn có khác, để rõ ra cái cớ thầy sở dĩ muốn học ông Khổng, mà thầy sở dĩ bất động tâm cũng là bởi cái căn bản học theo ông Khổng vậy



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét