Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

MẠNH TỬ 9

孟子曰:「以力假仁者霸,霸必有大國;以德行仁者王,王不待大,湯以七十里,文王以百里。
Dịch âm: Mạnh tử viết; Dĩ lực giả nhân giả bá, bá tất hữu đại quốc. Dĩ đức hành nhân giả vương, vương bất đãi đại. Thang dĩ thất thập lý, văn vương dĩ bách lý.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Đem sức ra mà giả làm sự nhân, gọi là đạo bá, bá thì tất phải có nước lớn mới làm được. Đem đức ra mà thực làm sự nhân, gọi là đạo vương, vương thì không cần phải đợi nước lớn. Xem như vua Thang mới khởi lên chỉ có bảy mươi dặm, vua Văn mới khởi lên chỉ có một trăm dặm.
Chú giải: Lực = sức khoẻ, là nói gồm cả phần thổ địa và giáp binh. Giả = giả dối, nghĩa là vốn không có lòng thực làm nhân đức, chỉ là mượn sự ấy để làm mối lợi. Đức = cái lòng thành thực của bản tâm vốn sẵn có. Hành = suy hành, nghĩa là suy cái lòng thành thực của bản tâm ra mà làm mọi việc, đều là nhân đức cả.
以力服人者,非心服也,力不贍也;以德服人者,中心悅而誠服也,如七十子之服孔子也。《詩》云:『自西自東,自南自北,無思不服。』此之謂也
Dịch âm: Dĩ lực phục nhân giả, phi tâm phục dã, lực bất thiện dã. Dĩ đức phục nhân giả, trung tâm duyệt nhi thành phục dã, như thất thập tử chi phục Khổng tử dã. Thi vân: Tự tây tự đông, tự nam tự bắc, vô tư bất phục thử chi vị dã.
Dịch nghĩa:Dùng sức bắt người ta phục đó, không phải tâm người ta phục đâu, là sức người ta không đủ đấy thôi. Dùng đức khiến cho người ta phục đó, là trong tâm người ta vui vè mà thành thực phục tùng, như bảy mươi gã học trò phục tùng ông Khổng tử vậy. Kinh Thi có nói: Tự tây, tự đông, tự nam, tự bắc, không đâu là chẳng phục, chính là tỏ cái nghĩa tâm phục vậy.
Chú giải: Thiệm = sung túc, nghĩa là đủ. Thi = thơ văn vương hữu thanh trong thiên Đại Nhã. Tư = Bụng nghĩ, vô tư bất phục nghĩa là không ai là chẳng tâm phục. Đây là luận cái đạo vương và đạo bá, một bên thành thực, một bên giả dối khác nhau, cho nên người ta phục tùng một đàng miễn cưỡng, một đàng tâm phục cũng khác nhau như vậy.
孟子曰:「仁則榮,不仁則辱。今惡辱而居不仁,是猶惡濕而居下也。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Nhân tắc vinh, bât nhân tắc nhục; kim ố nhục nhi cư bất nhân, thi do ố thấp nhi cư hạ dã.
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Ông vua nhân thì được vinh, bất nhân thì phải nhục; nay ghét cái nhục mà cứ làm sự bất nhân, thế thì cũng như ghét chỗ ướt mà cứ ở chỗ thấp vậy.
Chú giải: Nhân = trỏ những việc tu đức làm thiện. Bất nhân = trỏ những việc kiêu xa phóng túng. Cư = cư trên ý là làm; cư bất nhất nghĩa là làm điều bất nhân. Cư dưới là ở, cư hạ là ở chỗ thấp.
如惡之,莫如貴德而尊士。賢者在位,能者在職;國家閑暇,及是時明其
政刑,雖大  國,必畏之矣
Dịch âm: Như ố chi, mạc như quý đức nhi tôn sĩ, hiền giả tại vị, năng giả tại chức; quốc gia nhân hạ, cập thị thời, minh kỳ chính hình, tuy đại quốc tấy uý chi hĩ.
Dịch nghĩa: Nếu là ghét cái nhục, thì chẳng gì bằng quý đức mà tôn kẻ sĩ, khiến cho người có đức hiền được ở ngôi, người có tài giỏi được ở chức; quốc gia được lúc nào rồi rãi, thì kíp ngay lúc đó sửa sang lấy chính hình; dẫu có nước lớn nào khác tất cũng phải sợ mình vậy.
Chú giải: Quý đức = chuộng đức, tức là tôn chuộng kẻ sĩ có hiểu đức. Nhàn hạ = rỗi rảnh, nói về lúc quốc gia yên ổn không có giặc dã. Chính = chính sự; Hình = Hình pháp. Đây là nhân cái thường tình người ta, hay ghét sự nhục mà dẫn bảo lấy những sự cố gắng làm điều nhân
。《詩》云:『迨天之未陰雨,徹彼桑土,綢繆牖戶。今此下民,或敢侮
予?』孔子曰:『為此詩者,其知道乎!能治其國
家,誰敢侮之?』
Dịch âm: Thi vân: Đãi thiên chi vị âm vũ, triệt bỉ tang đỗ, trù mâu dũ hộ, kim thử hạ dân, hoặc cảm vũ dư. Khổng tử viết: Vi thử thi giả, kỳ tri đạo hồ! năng trị kỳ quốc gia, thuỳ cảm vũ chi
Dịch nghĩa: Kinh Thi có câu: rằng: “Ta nên kịp những lúc trời chưa đổ cơn mưa, lấy nắm rễ dâu nọ, giàng dịt cửa tổ kia, những kẻ ở dưới đó, ai dám khinh ta chưa? Ông Khổng tử có khen rằng: Người làm ra thơ này, chừng biết cái lẽ dự phòng chăng! Ông vua mà biết sửa sang lấy nước nhà, thì ai còn dám khinh nữa.
Chú giải: Thi = Thơ chi hào trong thiên Mân Phong. Đãi = Nghĩa là kịp. Âm vũ = cơn mưa đầm đìa tối tăm. Triệt nghĩa là lấy. Tang đỗ tức là tang bì, cái vỏ ở rễ cây dâu, Trú mâu = giàng dịt vá víu. Dũ hộ = cái cửa nhỏ để ra vào và để thông ký ở trên tổ. Vũ = Khinh nhờn. Đạo = cái lẽ dự bị đề phòng trước.
Thơ này nguyên là ông Châu công làm ra, đem chuyện con chim làm tổ, ví với sự ông vua trị nước; con chim biết dự phòng, ông vua cũng nên biết dự phòng, nên ông Khổng đọc đến thơ này mà khen là biết đạo vậy
今國家閑 暇,及是時般樂怠敖,是自求禍也。
Dịch âm: Kim quốc gia nhàn hạ, cập thị thời, bàn lạc đãi ngạo, thị tự cầu hoạ dã
Dịch nghĩa: Nay quốc gia được lúc rồi rãi, kịp ngay lúc ấy vui chơi trễ biếng, thế là tự mình cầu lấy vạ đấy
Chú giải: Bàn lạc = quanh quẩn vui chơi, là chỉ theo về đường phóng túng dâm dục, Đãi ngạo = lười biếng là cái cách cẩu thả tạm yên
禍福無不自己求之者。
Dịch âm: Hoạ phúc vô bất tự kỷ cầu chi giả
Dịch nghĩa: Hoạ với phúc đều là tự mình cầu lấy đấy
《詩》云:『永言配命,自求多福。』《太甲》曰:『天作孽,猶可違;自作孽,不可活』,此之謂 也。」
Dịch âm: Thi vân: Vĩnh ngôn phối mệnh, tự cầu đa phúc. Thái giáp viết: Thiên tác nghiệt do khả vi, tự tác nghiệt bất khả hoạt, thử chi vị dã.
Dịch nghĩa: Kinh Thi có nói: Dài nghĩ phối mệnh trời, tự mình cầu nhiều phúc. Thiên Thái giáp có nói: Trời làm ra tai vạ, còn có thể tránh được, tự mình làm ra tai vạ, không có thể sống được. Chính là nghĩa đó vậy
Chú giải: Thi = Thơ Văn vương trong thiên Đại Nhã, Vĩnh = Nghĩa là dài. Ngôn cũng như chữ niệm, nghĩa là nghĩ. Phối = Phối hợp. Thái giáp = tên một thiên trong sách thương thư . Đây là dẫn lời kinh Thi kinh Thư để chứng về cái nghĩa phúc với hoạ đều tự mình cầu lấy cả
孟子曰:「尊賢使能,俊傑在位,則天下之士皆悅而願立於其朝矣。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Tôn hiền sử năng, tuấn kiệt tại vị. tắc thiên hạ chi sĩ giai duyệt, nhi nguyện lập ư kỳ triều hĩ
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Tôn người hiền, dùng người tài, kẻ tuấn kiệt đều được ở ngôi, thì người sĩ trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn dừng ở trong triều mình vậy. Chú giải: Tuấn kiệt = kẻ có tài đức hơn người, tức là trỏ kẻ hiền năng. Triều = triều đình. Đây là điều thứ nhất làm cho kẻ sĩ được vui lòng
市,廛而不征,法而不廛,則天下之商皆悅而願藏於其市矣。
Dịch âm: Thị, triền nhi bất chinh, pháp nhi bất triền, tắc thiên hạ chi thương giai duyệt, nhi nguyện tàng ư kỳ thị hĩ.
Dịch nghĩa: Chợ, nhiều người buôn thì đánh thuế dãy nhà, mà không đánh thuế hàng hoá, ít người buôn thì chỉ trị lấy phép quan mà không đánh thuế dãy nhà, thì kẻ đi buôn trong thiên hạ đều vui lòng mà muốn chứa của ở chợ mình vậy.
Chú giải: Triền = dãy nhà lập ra ở chợ để chung cho mọi người chứa hàng buôn bán, nên có khi chỉ lấy thúe dãy nhà mà thôi. Chinh = đánh thuế hàng hoá. Pháp = lấy cái phép quan tư thị mà quản trị. Tiết này là điều thứ hai làm cho người buôn bán đều vui lòng
關,譏而不征,則天下之旅  皆悅而願出於其路矣。
Dịch âm: Quan, cơ nhi bất chính, tắc thiên hạ chi lữ giai duyệt, nhi nguyện xuất ư kỳ lộ hĩ
 Dịch nghĩa: Cửa quan, chỉ xét hỏi những người vãng lai, mà không đánh thuế những đồ hàng xuất nhập, thì kẻ lữ hành trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn đi ra ở đường mình vậy.
Chú giải: Quan = cửa ải, chỗ giao thông trọng yếu, lập ra cửa quan để làm giới hạn, Cơ = xét hỏi, xét những người khách lạ mặt đi lại, Chinh = đánh thuế những món đồ hàng hoá ra vào. Lữ = khách lữ hành. Tiết này là điều thứ ba làm cho kẻ lữ hành đều vui lòng
 耕者,助而不稅,則天下之農皆悅而願耕於其野矣
Dịch âm: Canh giả, trợ nhi bất thuế, tắc thiên hạ chi nông giai duyệt, nhi nguyện canh ư kỳ dã hĩ.
Dịch nghĩa: Người cày, phải cày giúp ruộng công, mà không đánh thuế ruộng tư, thì kẻ nông dân trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn cày ở đồng minh vậy.
Chú giải: Trợ = giúp, lấy sức mình giúp vua mà cày ruộng công. Đời nhà Châu làm phép tỉnh điền, khu ruộng vạch ra ô chữ tỉnh, ở ngoài tám phần là ruộng tư của dân, ở giữa một phần là ruộng công của vua. Gồm cả thảy ruộng công tư là chín trăm mẫu, dân chỉ giúp sức làm một trăm mẫu công điền nộp cho vua, còn ngoài tám trăm mẫu tư điền không phải thuế, đó tức là phép thuế chín phần lấy thuế một phần. Tiết này là điều thứ tư làm cho vui lòng kẻ nông dân


廛,無夫里之布,則天下之民皆悅而願為之氓矣。    
Dịch âm: Triền vô phu lý chi bố, tắc thiên hạ chi dân giai duyệt, nhi nguyện vi chi manh hĩ
Dịch nghĩa: Khu đất ở không bắt dân nộp vải thuế từng phu từng lý, thì dân trong thiên hạ đều vui lòng, mà muốn làm dân mình vậy
Chú giải: Triền khu đất dân ở, khác nghĩa với chữ triền ở trên. Phu = một suất đinh, Lý = một dặm đất 25 nhà ở. Bố = vải. Phép nhà Châu, nhà nào lười không trồng dâu gai, thì phạt nhà ấy phải nộp thuế vải bằng 25 nhà. Người dân nào lười biếng không có thường nghiệp, thì phạt người dân ấy phải chịu thuế lực dịch bằng một suất đinh. Hiện đời Chiến quốc bấy giờ thì đã lấy thuế từng dãy nhà khu đất, lại bắt dân chịu cả thuế vải thuế lực dịch từng phu từng lý, thì không phải  là phép cũ của đáng tiên vương. Manh = Dân, Nguyện vi manh, là xinh nhập tịch làm dân.
Tiết này là điều thứ năm làm cho nhân dân đều bằng lòng theo về cả
信能行此五者,則鄰國之民仰之若父母矣。率其子弟攻其父母,自有生民以來未有能濟者也。如此則無敵於天下。無敵於天下者,天吏也。然而不王者,未之有也。」
Dịch âm: Tín năng hàng thử ngũ giả, tắc lân quốc chi dân, ngưỡng chi nhược phụ mẫu hĩ, suất kỳ tử đệ, công kỳ phụ mẫu, tự sinh dân dĩ lai, vị hữu năng tế giả dã. Như thử tắc vô địch ư thiên hạ, vô địch ư thiện hạ giả, thiên lại dã. Nhiên nhi bất vượng giả, vị chi hữu dã
Dịch nghĩa: Thực hay làm được năm điều trên ấy, thì dân nước láng giềng coi mình như cha mẹ vậy. Đem con em đi đánh cha mẹ, tự thủa có sinh dân đến nay, chưa có nên được việc bao giờ. Như thế thì thiên hạ không ai địch được với mình; thiên hạ không ai địch được, thì mình là kẻ thiên lại vậy. Thế mà chẳng hưng vượng, chưa có lẽ nào
Chú giải: Suất = dóng dả đem đi. Tế = làm thành được việc, Thiên lại = kẻ phụng mệnh trời, như là trời trao quyền cho mà dẹp loạn yên dân, trỏ vào ông vua có nhân chính. Chương này là khuyên bảo các vua nên làm vương chính mà vương chính cốt nhất là làm cho đắc nhân tâm. Nếu đắc nhân tâm thì kẻ giặc thù cũng hoá làm tử đệ. Nếu không làm nhân chính thỉ kẻ dân ngu cũng thành ra khấu thù
孟子曰:「人皆有不忍人之心。
Dịch âm: Mạnh tử viết: Nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm
Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói: Người ta ai ai cũng đều có cái lòng bất nhẫn
Chú giải: Bất nhẫn = không nỡ, nghĩa là thương xót người, không nỡ làm hại người. Đó tức là bẩm thụ cái lòng sinh vật của trời đất, người nào cũng sẵn có cả.
先王有不忍人之心,斯有不忍人之政矣。以不忍人之心,行不忍人之政,治天下可運之掌上。
Dịch âm: Tiên vương hữu bất nhẫn nhân chi tâm, tư hữu bất nhẫn nhân chi chính hĩ. Dĩ bất nhẫn nhân chi tâm, hành bất nhẫn nhân chi chính, trị thiên hạ khả vận chỉ chưởng thượng
Dịch nghĩa: Đấng tiên vương có cái lòng bất nhẫn, thì đối với người tức là có cái chính bất nhẫn. Đem cái lòng bất nhẫn suy ra làm cái chính bất nhẫn, thì trị thiên hạ dễ như vận dụng ở trên bàn tay
所以謂人皆有不忍人之心者,今人乍見孺子將入於井,皆有怵惕惻隱之心;非所以內交於孺子之父母也,非所以要譽於鄉黨朋友也,非惡其聲而然也。
Dịch âm: Sở dĩ vị nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm giả, kim nhân sạ kiến nhụ tử tương nhập ư tỉnh; giai hữu truật dịch trắc ẩn chi tâm; phi sở dĩ nạp giao ư nhụ tử chi phụ mẫu dã, phi sở dĩ yếu dự ư hương đảng bằng hữu dã, phi ố kỳ thanh nhi nhiên dã
Dịch nghĩa: Sở dĩ bảo rằng người ta có cái lòng bất nhẫn với người ấy, là nghiệm như thế này: Nay người ta chợt trông thấy đứa trẻ con sắp sửa ngã vào giếng, ai cũng phải chột dạ thương xót, không phải là vì kết giao với cha mẹ đứa trẻ con đâu, không phải là vì để cầu tiếng khen với làng mạc bè bạn đâu, không phải là vì ghét cái tiếng chê bất nhân mà thế đâu
Chú giải: Sạ: Nghĩa là chợt, Truật dịch = chột dạ sửng sốt, Trắc ẩn = Thương xót thiết tha. Nạp = Kết nạp. Nạp giao = nghĩa là kết giao. Yêu = yêu cầu. Đây là tả ta cái lòng thương xót sửng sốt của người ta vốn là lòng tự nhiên ai cũng sẵn có, để cho biết rằng ai cũng có cái tâm bất nhẫn.
由是觀之,無惻隱之心非人也,無羞惡之心非  人也,無
辭讓之心非人也,無是非之心非人也。
Dịch âm: Do thị quan chi, vô trắc ẩn chi tâm phi nhân dã, vô tu ố chi tâm phi nhân dã, vô từ nhượng chi tâm phi nhân dã, vô thị phi chi tâm phi nhân dã.
Dịch nghĩa: Bởi sự ấy mà xem ra, không có cái lòng thương xót không phải là người, không có cái lòng hổ ghét không phải là người, không có cái lòng từ chối nhún nhường không phải là người, không có cái lòng biết phải biết trái không phải là người
Chú giải: Tu = xấu hổ thẹn mình bất thiện. Ố = ghét người bất thiện. Từ = chối đi không dám nhận hoặc không dám đương. Nhượng = nhún nhường để cho người. Thị = điều phải, biết đièu ấy là thiện mà lấy làm phải. Phi = điều trái, biết điều ấy là ác mà lấy làm trái.
Đây là nhân nói người ta ai cũng sẵn có cái lòng trắc ẩn, thế thì những tấm lòng tu ố, từ nhượng, thị phi, người ta cũng tất có cả, nếu không có cái lòng từ thiện ấy thì không phải là loài người
惻隱之心,仁之端也;羞惡之心,義之端也;辭讓之心,禮之端也;是非之心,智之端也。
Dịch âm: Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã, tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan dã; từ nhượng chi tâm, lễ chi đoan dã; từ tâm, trí chi đoan dã
Dịch nghĩa:Cái lòng thương xót, là cái mối nhân đó; cái lòng hổ ghét, là cái mối nghĩa đó; cái lòng từ chối nhún nhường, là cái mối lẽ đó; cái lòng biết phải biết trái, là cái mối trí đó.
Chú giải: Người ta ai cũng có cái tình thương xót, tình hổ ghét, tình từ chối, nhún nhường, tình biết phải biết trái, cái tình ấy tức là cái đầu mối hiện ra ngoài, thì biết trong tâm ai cũng có bốn cái đức tính: Nhân, nghĩa, lễ, trí là cái tính cố hữu. Đoan = đầu mối, cái mối nó hiện ra, có thể trông thấy được, tức là trỏ cái tình, cho nên xem người có cái tình ầy thì biết là có cái tính ấy vậy
人之有是四端也,猶其有  四體也。有是四端而自謂不能者,自
賊者也;謂其君不能者,賊其君者也。
Dịch âm: Nhân chi hữu thị tứ đoan dã, do kỳ hưu tứ thể dã. Hữu thị tứ đoan nhi tự vị bất năng giả, tự tặc giả dã; vị kỳ quân bất năng giả, tặc kỳ quân giả dã
Dịch nghĩa: Người ta có bốn mối ấy, cũng như có bốn cái chi thể vậy. Có bốn mối ấy, mà tự bảo rằng mình không thể suy làm ra được, thế là tự làm hại mình đấy; bảo rằng vua ta không có thể làm được, thế là làm hại vua ta đấy.
Chú giải: Tứ thể = bốn cái chi thể, tức là hai chân hai tay; tứ thể ví như tứ đoan, không thể thiếu được. Bất năng = ý là không thể khuếch sung cái tính tốt ấy ra được, Tặc = làm hại
凡有四端於我者,知皆擴而充之矣,若火之始然、泉之始達。
茍能充之,足以保四海;茍  不充之,不足以事父母。」
Dịch âm: Phàm hữu tứ đoan ư ngã giả, tri giai khuếch nhi sung chi hĩ, nhược hoả chi thuỷ nhiên, tuyền chi thuỷ đạt. Cẩu năng sung chi, túc dĩ bảo tứ hải; cẩu bất sung chi, bất túc dĩ sự phụ mẫu
Dịch nghĩa: Phàm người ta có bốn mối ấy ở mình, biết mà suy rộng ra cho sung mãn cả, thì cái thế nó như lửa mới cháy, như suốt mối tuôn. Nếu sung mãn được bốn mối ấy, thì đủ giữ gìn được bốn bể, bằng không sung mãn được bốn mối ấy, thì không đủ thờ phụng được cha mẹ
Chú giải: Khuếch = suy cho rộng ra mà làm, Sung làm cho đầy đặn, đừng để khiếm khuyết. Nhiên = cháy. Đạt = chẩy tuôn ra. Hoả thuỷ thiên, tuyền thuỷ đạt = Ví cái thế nó mạnh lắm, không thể vùi dập ức át đi được.
Chương này là luận cái tình cái tính của cả mọi người, mà cái tâm thì thống cả tính tình, cốn có tính bản nhiên là bốn mối ở trong mình, nếu biết mà khuếch sung ra thì là hạng người tự khí



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét