Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN 2


Bài 3
刻 舟 求 劍  
楚 人 有 涉 江 者. 其 劍 自 舟 中 墜 於 水, 遽 刻 其 舟 曰: 是 吾 劍 之 所 從 墜. 舟 止 從 其 所 刻 者 入 水 求 之. 舟 已 行 矣 而 劍 不 行, 求 劍 若 此 不 亦 惑 乎. (呂 氏 春 秋)
KHẮC CHU CẦU KIẾM
Sở nhân hữu thiệp giang giả. Kỳ kiếm tự chu trung truỵ ư thuỷ, cự khắc kỳ chu viết: “Thị ngô kiếm chi sở tòng truỵ”. Chu chỉ, tòng kỳ sở khắc giả nhập thuỷ cầu chi. Chu dĩ hành hỹ nhi kiếm bất hành, cầu kiếm nhược thử bất diệc hoặc hồ?  (Lã Thị Xuân Thu)

Dịch nghĩa
KHẮC VÀO THUYỀN ĐỂ TÌM GƯƠM
Có người nước Sở đi qua sông, cây gươm của ông ta từ trong thuyền rơi xuống nước, ngay lập tức ông ta đánh dấu vào mạn thuyền và nói rằng: “Đây là chỗ mà cây gươm của ta theo đó rơi xuống”. Thuyền dừng lại. Ông ta bèn theo dấu khắc cũ, xuống nước tìm gươm. Thuyền thì di chuyển mà gươm thì chẳng dời, tìm gươm như thế, há chẳng phải là mê lầm hay sao?         Minh Hải dịch
Dịch văn
KHẮC THUYỀN TÌM GƯƠM
Có người nước Sở đi qua sông. Gươm của y từ thuyền rơi xuống nước. Y vội khắc vào thuyền và nói rằng: “Đây là nơi gươm của ta rơi xuống.” Thuyền dừng. Y do nơi khắc, xuống nước tìm gươm, Thuyền đã đi rồi mà gươm không đi. Tìm gươm như thế không phải là lầm lẫn hay sao   GS. Nguyễn Tri Tài dịch
II. Giới thiệu tác phẩm
 1. Về lai lịch của tác phẩm Lã Thị Xuân Thu 呂 氏 春 秋
 Lã Thị Xuân Thu 呂 氏 春 秋 là một trong những tác phẩm chính luận nổi tiếng, là bộ sách duy nhất có thể khảo sát để biết đích xác năm biên soạn các sách kinh điển thời Tiên Tần 先 秦. Tương truyền, cựu bản Lã Thị Xuân Thu đề tên người biên soạn là Lã Bất Vi 呂 不 韋 (? - 235 TCN), ông là thừa tướng nước Tần đã chiêu tập môn khác cùng biên soạn. Lã Bất Vi vốn là thương gia đất Bộc Dương 曝 陽, nước Vệ , là người túc trí đa mưu, đặc biệt ông còn là đại diện tiêu biểu cho trường phái Tạp gia 雜 家.
  Lã Thị Xuân Thu còn có tên là Lã Lãm 呂 覽, nguyên tác được chia thành 3 phần, bao gồm:
 - Thập nhị kỷ 十 二 紀  60 thiên
 - Bát Lãm  八 覽   64 thiên
 - Lục Luận 六 論   36 thiên
 Về sau thêm 1 thiên Tự ý 序 意 thành 161 thiên nhưng vì phần Bát Lãm lại thất truyền một thiên nên tổng cộng còn lại là 160 thiên, hợp thành 26 quyển. Sách được hoàn thành trước khi Tần Thuỷ Hoàng Đế 秦 始 皇 帝 thống nhất Trung Hoa 中 華. Đây là tập tản văn lý luận cuối thời Chiến Quốc 戰 國.
 Phần Thập nhị kỷ 十 二 紀 là nội dung lớn nhất của của bộ sách, nó được dựa theo học thuyết Âm Dương 陰 陽 - Ngũ hành 五 行 để trình bày, giải thích rõ sự việc hoà hợp và nên làm của thiên tử vào những thời kỳ, mùa khác nhau trong một năm. Đó là sự thể hiện tư tưởng chính trị của tác giả, tạo thành ý tưởng trung tâm và xuyên suốt. Cụ thể như sau:
- 3 kỷ mùa xuân: bàn luận những vấn đề về thuật dưỡng sinh nên thuộc về lý luận của đạo gia.  
 - 3 kỷ mùa hạ: bàn đến những vấn đề liên quan đến giáo dục âm nhạc.
 - 3 kỷ mùa thu: bàn đến những vấn đề về lý luận binh gia, những quan điểm về chiến tranh.
 - 3 kỷ mùa đông: chủ yếu bàn về sự trung tín, liêm khiết, an táng.
 Phần Bát lãm 八 覽 là phần lớn thứ hai của bộ sách. Nó được mở đầu bằng thiên Hữu thuỷ 有 始 bàn về những chuyện bắt đầu từ thuở khai thiên tịch địa. Hiếu hạnh 孝 行 ghi chép về đạo làm người. Thận đại 慎 大 ghi chép về đạo trị quốc. Tiên thức 先 識 bàn về việc thăm dò thảo luận việc nhận thức và cách thức phân biệt sự vật. Thẩm phân 審 分 trình bày rõ việc nắm vững cái hư không tĩnh lặng để tìm kiếm cái lý của danh và thực . Thẩm ứng 審 應 phản đối dâm từ bậy bạ, nguỵ biện.
Ly tục 离 俗 nghiên cứu cách thức cai trị dân chúng. Thị quân 侍 君 nghiên cứu về cách thức phục vụ quân vương. Nội dung của Bát lãm thông suốt, sắp đặt chỉnh tề, có tác dụng quan trọng đối với việc tìm hiểu về tư tưởng của toàn bộ cuốn sách.
 Phần Lục luận 六 論 chia thành 6 luận, mỗi luận có 6 thiên, tổng cộng có 36 thiên.
  2. Giá trị của Lã Thị Xuân Thu
  Nội dung cơ bản của Lã Thị Xuân Thu là lấy học thuyết Đạo gia 道 家 là chủ, học thuyết của Nho gia 儒 家 làm phụ, kiêm thâu thái các học thuyết của Mặc gia 墨 家, Pháp gia 法 家, Danh gia 名 家, Nông gia 農 家,… được xem như tập đại thành của chư tử thời Tiên Tần, có thể coi là tác phẩm tiêu biểu của trường phái Tạp gia.
 Bộ sách này là tác phẩm tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các triều đại trước, nó có ý nghĩa to lớn, giúp cho nhà Tần thống nhất được trung nguyên, an dân, trị quốc, bình thiên hạ. Bộ sách đã bảo tồn khá nhiều tư liệu về thời kỳ Tiên Tần, các học phái và những chủ thuyết của họ. Nó đã thể hiện khá nhiều tư tưởng tiến bộ của các trường phái như: quan niệm Quý sinh 貴 生 của Đạo gia, Bạc táng 薄 葬 (giản dị việc chôn cất) của Mặc gia, Sát kim 察 今 (xem xét những việc hiện nay) của Pháp gia, Thượng nông 尚 農 (coi trọng nông nghiệp) của Nông gia,… bên cạnh đó là những ghi chép cổ về hệ thống tri thức thiên văn 天 文, địa lý 地 理, âm luật 音 律, lịch pháp 曆 法, thuật số 術 數,… của Trung Hoa thời cổ đại.
 Về giá trị văn chương, hệ thống câu văn, từ ngữ trong các thiên chương của tác phẩm không cầu kỳ, phức tạp, không dài, rối rắm nhưng kết cấu nghiêm cẩn, ngôn ngữ chất phác, giản dị, sử dụng nhiều câu chuyện ngụ ngôn cố sự. Trong những câu chuyện ngụ ngôn, cố sự ấy lại thường đan xen những hình tượng, nhân vật sinh động. Câu chuyện Khắc chu cầu kiếm trích dẫn từ thiên Sát kim 察 今, phần Lục luận 六 論 là một ví dụ minh chứng tiêu biểu, đến nay vẫn còn được lưu truyền và dẫn dụng.
 Các bản chú giải Lã Thị Xuân Thu hiện nay ở Trung Hoa đại lục và Đài Loan có một số bản của các tác giả như sau: Bản của Cao Dụ 高 諭 (thời Đông Hán 東 漢), ông là người chuyên tâm chú giải sách Lã Thị Xuân Thu và đã có những cống hiến lớn đối với việc bảo tồn, chỉnh lý tác phẩm. Bản Lã Thị Xuân Thu tập thích 呂 氏 春 秋 集 釋 của Hứa Duy 許 維 (hiện đại) cũng đã chú giải và khảo chứng khá kỹ lưỡng. Ở Việt Nam chúng ta, các bản Việt ngữ cũng khá hạn chế. Hiện nay đang lưu hành 02 bản Việt ngữ tương đối rõ ràng và đầy đủ là Lã Thị Xuân Thu (Lã Bất Vi)  do PGS Phan Văn Các dịch chú (Nxb Lao Động và Trung Tâm Văn Hoá Đông Tây, 2003, 2009 (tái bản lần 1)), Lã Thị Xuân Thu (Lã Bất Vi) do Kiều Bách Tuấn dịch chú, PGS Phan Ngọc hiệu đính
 
III. Chú giải từ ngữ
 1. Khắc   (Đao)   : - Tạo hình bằng vật nhọn             - 1 khoảng thời gian, cay nghiệt
   Từ đồng âm:
   Đánh, chế phục          Chế phục được
   克 己 Khắc kỷ: Gò mình, ép mình   彫 刻 Điêu khắc: Chạm trổ
   苛 刻 Hà khắc: Nghiêm nhặt      頃 刻 Khoảnh khắc: Chốc lát
  五 更 Ngũ canh: 5 canh,
canh 1 (từ 19h - 21h), canh 2 (từ 21h - 23h),
canh 3 (từ 23h - 1h), canh 4 (từ 1h - 3h), canh 5 (3h - 5h).
  六 刻 Lục khắc: 6 khắc,
khắc 1 (từ 6h - 8h), khắc 2 (8h - 10h), khắc 3 (từ 10h - 12h),
khắc 4 (12h - 14h), khắc 5 (14h - 16h), khắc 6 (16h - 18h)
 Buổi sáng: từ 5h - 6h : Buổi Bình minh
 Buổi chiều: từ 18h - 19h: Buổi Hoàng hôn
 2. Chu   ( Chu)   : - Con thuyền
   Từ đồng âm:
   Màu đỏ, họ Chu  Gốc cây   Nhà Chu, chu vi 
3. Cầu   ( Thuỷ)   : - Tìm kiếm, mong đợi
   求 鹿 得 狼 Cầu lộc đắc lang:  Tìm hươu được sói (thất bại)
   求 田 問 舍 Cầu điền vấn xá:  Đòi nhà hỏi ruộng (tự lợi)
   求 全 責 備 Cầu toàn trách bị: Cầu cho được toàn bị, đầy đủ 
   鳳 求 凰 Phượng cầu hoàng: Chim phượng tìm chim hoàng (con trai đi tìm vợ), tên khúc nhạc của Tư Mã Tương Như (Hán) tặng Trác Văn Quân.
 4. Kiếm   ( Đao)   : - Cây gươm, một loại binh khí
   劍 拔 弩 張 Kiếm bạt nỗ trương: tình thế khẩn trương
   口 密 腹 劍 Khẩu mật phúc kiếm: Miệng ngọt, bụng chứa gươm
 5. Sở   ( Mộc)   : - Bụi gai, đau đớn        - Rõ ràng     - Tên nước Sở    
   Từ đồng âm:
   …của mình   Hòn đá kê dưới cột nhà
   楚 才 晉 用 Sở tài Tấn dụng: Người tài của Sở, nước Tấn sử dụng
   楚 國 亡 猿 禍 延 林 木 Sở quốc vong viên hoạ diên lâm mộc: Nước Sở  mất con vượn hoạ lây đến cây rừng
   楚 館 秦 樓 Sở quán Tần lâu: Chỉ nơi kỹ viện 
 “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa.
 Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
 Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
 Mặc người mưa Sở mây Tần/ Những mình nào biết có xuân là gì,…”    (Truyện Kiều)
 6. Thiệp   ( Thuỷ)   : - Lội qua sông, đi qua sông
   干 涉 Can thiệp: Dính dáng đến việc của người khác
   跋 涉 Bạt thiệp: Đi qua cỏ, lội qua nước, chỉ người từng trải
   涉 冰 履 霜 Thiệp băng lý sương: Đi trên giá thì sợ sụp, đi trên  băng thì sợ lạnh, ngụ ý làm việc nên cẩn thận
 7. Truỵ   ( Thổ)   : - Rơi, rớt từ trên cao xuống
   墜 地 Truỵ địa: Rơi xuống đất, chỉ người mới lọt lòng mẹ
   墜 落 Truỵ lạc: Rớt xuống chỗ thấp hèn, sự sa đoạ 
   墜 淚 碑 Truỵ lệ bi: Bia rơi lệ, sự yêu mến, tích Dương Hữu (Tấn)
 8. Cự   ( Sước)   : - Vội vàng, nhanh chóng, bèn
   Từ đồng âm:
   To lớn  Chống lại  Khoảng cách  To lớn
   巨 富 Cự phú: Giàu có   距 離 Cự ly: Khoảng cách
   巨 名 Cự danh: Nổi danh 抗 拒 Kháng cự: Chống lại
 9. Sở   ( Hộ)    : - Nơi chốn, Họ người, trợ từ
 10. Ngô   ( Khẩu)   : - Tôi, ta, đại từ nhân xưng
 11. Tòng (Tùng)  ( Sách)  : - Theo, đi theo
   三 從 四 德 Tam tòng tứ đức: Ba điều phải theo và 4 đức hạnh
   從 惡 如 崩 Tòng ác như băng: Theo việc ác rất dễ
   從 風 如 靡 Tòng phong như mỵ: Theo gió mà ngã rạp
   從 井 救 人 Tòng tỉnh cứu nhân: Xuống giếng cứu người
   從 叔 Tòng thúc: Chú họ  
 12. Chỉ   ( Chỉ)            : - Ngừng, dừng, thôi, nghỉ 
Từ đồng âm:
   Tờ lệnh   Cái, con   Nền nhà, địa chỉ   Ngón tay   Ngón chân  Giấy
 13.    ( Kỷ)    : - Đã, thôi (cuối câu)
Ghi chú: Ba từ có tự dạng gần giống nhau: Kỷ, Dĩ, Tỵ
 14. Hành   ( Hành)   : - Đi, làm
  Từ đồng âm:
   Thân cây   Trục hoành  Ngọc đeo  Cái cùm  
Tên một loại cỏ thơm 杜 蘅 Đỗ hành
Ghi chú: 行 遣 Hành khiển: Tên một chức quan lớn (tương đương Thượng thư), chức quan này được sách lập từ đời Trần.
                   : Tên một vị thần cai quản trong năm (Đạo giáo)
   行 年 Hành niên: Tuổi đã qua
   行 雲 流 水 Hành vân lưu thuỷ: Tên hai bản đàn của Bá Nha
  Tính tình hoạt bát, hành văn trôi chảy
   上 行 下 傚 Thượng hành hạ hiệu: Trên làm sao dưới làm vậy
 15. Hỹ   ( Thỉ)   : - Vậy (trợ từ cuối câu)
 16. Nhược  ( Thảo)   : - Nếu, Như, Anh, Mày,…
   門 庭 若 巿 Môn đình nhược thị: Trước sân như chợ
   門 可 羅 雀 Môn khả la tước: Trước cửa bắt chim
   口 若 懸 河 Khẩu nhược huyền hà: Miệng như tép nhảy
 17. Diệc   ( Đầu)   : - Cũng
 18. Hoặc   ( Tâm)   : - Nghi ngờ, mê lầm
 19. Hồ   (丿 Phiệt)   : - Vậy, ư, ôi, sao?
 20. Lã (Lữ)  (  Khẩu)   : - Âm luật, xương sống, họ Lã
 21. Thị   ( Thị)   : - Họ người
 22. Xuân   ( Nhật)   : - Tên một mùa
 23. Thu   ( Hoà)   : - Tên một mùa, năm
   春 秋 Xuân thu: Chỉ thời gian trong 1 năm, sách lịch sử
   秋 波 Thu ba: Sóng mùa thu, ánh mắt người đẹp
   秋 扇  Thu phiến: Quạt mùa thu, chỉ người phụ nữ không còn xuân sắc, lỡ duyên
   秋 試 Thu thí: Kỳ thi được tổ chức vào mùa thu, thi hương, vào khoảng tháng 8 (theo âm lịch)                                               
 
IV. Ngữ pháp  Cách sử dụng chữ Sở
 1. Dùng trong câu bị động: 為 …. + 所 + Động từ
  柳 昇 為 我 軍 所 攻 (平 吳 大 誥) Liễu Thăng vi ngã quân sở công (Bình Ngô đại cáo): Tướng Liễu Thăng bị quân ta đánh.
  衛 太 子 為 江 充 所 敗 (漢 書) Vệ Thái tử vi Giang Sung sở bại (Hán Thư): Thái tử nước Vệ bị Giang Sung đánh bại.
  茅 屋 為 秋 風 所 破 (杜 甫, 712 - 770)  Mao ốc vi thu phong sở phá (Đỗ Phủ): Mái nhà tranh bị gió thu thổi đổ.
  2. Đứng trước động từ (cụm động), tính từ tạo thành danh từ
  耳 所 聞 Nhĩ sở văn: Những điều tai nghe được
  目 所 見 Mục sở kiến: Những điều mắt thấy được
  所長 Sở trưởng: Điểm mạnh  所 短 Sở đoản: Điểm yếu
  3. Dùng phức hợp như danh từ, bổ nghĩa cho từ phía trước tạo nên từ ghép
  公 所 Công sở: Nơi làm việc công    住 所 Trú sở: Nơi ở
  任 所 Nhiệm sở: Nơi làm việc          公 安 所 Công an sở: Sở công an
 
V. Bài tập thực hành
  - Giới thiệu sơ bộ về tập Lã Thị Xuân Thu.
 - Viết ra chữ Hán và phân tích cú pháp các câu sau:
   Tống nhân hữu canh điền giả.
  Thố bất khả phục đắc nhi thân vi Tống quốc tiếu.
  Thị ngô kiếm chi sở tòng truỵ
  - Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa các từ ghép có yếu tố Sở .

Bài 4
學 而 時 習 之
子曰: 學 而 時 習 之  不 亦 說 乎? 
有 朋 自 遠 方 來 不 亦 樂 乎?
人 不 知 而 不 慍 不 亦 君 子 乎?                (論 語 - 學 而)
HỌC NHI THỜI TẬP CHI
   Tử viết: Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ?
   Hữu bằng hữu tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ?
   Nhân bất tri nhi bất uấn bất diệc quân tử hồ?       (Luận Ngữ - Học Nhi)
     HỌC MÀ THỰC TẬP NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC
  Khổng Tử nói: Học mà luôn thực tập lại những điều đã học hà chẳng phải là vui lòng sao?
 Có bạn hữu từ xa đến há chẳng phải là vui vẻ sao?
 Người ta không biết đến mình mà mình không giận dữ (để bụng) gì cả há chẳng phải là bậc quân tử sao?             Minh Hải dịch
        HỌC MÀ THỰC TẬP NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC
 Đức Khổng Phu Tử nói rằng: “Học mà thường xuyên luyện tập, chẳng vui lòng chăng?”
 Có bạn từ nơi xa đến (hỏi học với mình), chẳng vui mừng chăng?
 Người ta chẳng biết mình mà mình chẳng hề oán giận, chẳng phải là bậc quân tử  sao?
(Theo Khổng Tử, Luận Ngữ (Lê Phục Thiện dịch), Nxb VH, 2002)                                
  II. Giới thiệu về Khổng Tử và tác phẩm Luận Ngữ
  1. Về Khổng Tử  孔 子
  1.1. Về hành trạng 
Khổng Tử 孔 子 sinh ngày 1 tháng 11 năm Canh Tuất 庚 戌 (551 TCN), đời  Chu Linh Vương 周 靈 王 thứ 21 và Lỗ Tương Công 魯 襄 公 thứ 22 tại ấp Tu , làng Xương Bình 昌 平, huyện Khúc Phụ 曲 阜, nước Lỗ (có sách chép là người ở Trâu Ấp 鄒 邑, thuộc nước Lỗ, nay thuộc phía đông nam huyện Khúc Phụ 曲 阜 縣, tỉnh Sơn Đông 山 東 省, Trung Quốc 中 國), tên Khâu 丘, tự Trọng Ni 仲 尼. Tổ tiên của ngài vốn là quý tộc nước Tống , vì gặp cảnh loạn lạc, gia cảnh suy sụp nên di cư sang nước Lỗ. Ông thuộc dòng dõi Vi Tử Khải 微 子 啟 (họ là Tử 子), Vi Tử Khải là con vua Đế Ất 帝 乙 nhà Ân , là anh trai vua Đế Tân 帝 辛, tức vua Trụ 紂 王.
Sau khi nhà Chu tiêu diệt nhà Thương Ân 商 殷 mới phong cho con cháu nhà Thương ở nước Tống để hương hoả cho dòng dõi Thành Thang Vương 成 湯 王.  Năm 15 tuổi đã có chí học tập, năm 19 tuổi lấy vợ là con cháu họ Thượng Quan 上 官, nước Tống . Năm 20 tuổi sinh được 1 con trai đặt tên là Lý , tự Bá Ngư 伯 魚. Về quãng đời trước lúc 35 tuổi, hầu hết các sử sách đều không ghi rõ ràng nên hậu học không được tường minh. Chỉ biết rằng ông đã từng giữa chức quan nhỏ như coi kho, quản lý gia súc (Sử ký 史 記, Khổng tử thế gia 孔 子 世 家). Lúc ngài đã ngoài 50 tuổi (tức vào năm Lỗ Định Công 魯 定 公 thứ 9), ông đã giữ chức Tư Không 司 空, sau chuyển sang chức Tư Khấu 司 寇, theo sử cũ ông chỉ giữ cương vị này chỉ có 3 tháng. Căn cứ vào bộ Sử ký 史 記 của Tư Mã Thiên 司 馬 遷, chúng ta được biết khi Khổng Tử cảm thấy chính quyền nước Lỗ đã suy thoái nên ông đã bỏ đi du thuyết khắp nơi hầu mong chính quyền các nước ấy thực hiện đường lối chính trị Nhân chính 仁 政, Đức trị 德 治 của mình. Ông và các môn sinh đã đi qua 7 nước và gặp khá nhiều gian nan nhưng không được ai trọng dụng. Cuối đời ông về lại quê cũ, mở trường dạy học, thu nạp môn sinh. Theo Sử ký, ngài thu nhận hơn 3000 học trò, trong đó có 72 người giỏi nhất (Thất thập nhị hiền 七 十 二 賢). Mùa xuân năm Lỗ Ai Công 魯 哀 公 thứ 14 (481 TCN), có người nước Lỗ đi săn bắt được con Kỳ Lân 麒 麟 què một chân bên trái. Ngài đến xem rồi bưng mặt khóc, khi trở về than rằng: “Ngô đạo cùng hỹ  吾 道 窮 矣” (Đạo của ta đến lúc cùng vậy). Sách Xuân Thu 春 秋 chép đến chuyện ấy là hết nên đời sau gọi là Lân Kinh 麟 經. Năm Nhâm Tuất 壬 戌 đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 TCN), vào ngày Kỷ Sửu 己 丑 tháng tư, ngài bị bệnh mất, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ ngài được táng bên bờ sông Tứ Thuỷ 泗 水, phía  bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm 孔 林. Học trò đã để tang 3 năm, duy chỉ
có Tử Cống 子 貢 làm nhà bên mộ cư tang đến 6 năm.  Các triều đại phong tặng ngài như sau:
- Năm Bính Ngọ 丙 午 (195 TCN), Hán Cao Tổ 漢 高 祖 làm lễ Thái Lao太 牢 tế ngài tại Khúc Phụ. Năm Vĩnh Bình 永 平 thứ 15 (72), Hán Minh đế 漢 明 帝 đến tế ngài và Thất thập nhị hiền. Năm Nguyên Hoà 元 和 thứ 2 (85), Hán Chương đế 漢 章 帝 cho lập miếu, hoạ hình ngài để thờ. Năm Trung Bình 中 平 thứ 6 (183), Hán Linh Đế 漢 靈 帝 dựng Hồng đô môn 鴻 都 門 ở kinh thành vẽ hình ngài và Thất thập nhị hiền.
- Năm Kỷ Tỵ 己 巳 (489), Lương Hiếu Văn Đế 粱 孝 文 帝 cho xây dựng Khổng miếu 孔 廟 và tôn ngài là Thánh . 
- Năm Trinh Quán 貞 觀 thứ 11 (637), Đường Thái Tông 唐 太 宗 tôn ngài làm Tiên thánh 先 聖, Nhan Hồi 顏 回 làm Tiên sư 先 師 thờ chung với Chu Công 周 公 ở nhà Thái học 太 學. Năm sau vua truyền xây dựng Khổng miếu tại các tỉnh, quận để thờ ngài. Đường Huyền Tông 唐 玄 宗 năm Khai Nguyên 開 元 thứ 27 (739) phong ngài là Văn Tuyên vương 文 宣 王, mặc phẩm phục hoàng đế, tặng cho các đệ tử của ngài các tước Công 公, Hầu , Bá . 
- Năm Đại Trung Tường Phù 大 中 祥 符 nguyên niên (1008), Tống Chân Tông 宋 真 宗 phong ngài là Thánh Văn Tuyên Vương 聖 文 宣 王, thân phụ ngài là Lỗ Công 魯 公, thân mẫu ngài là Lỗ phu nhân 魯 夫 人, vợ là Thượng Quan thị là 上 官 氏 làm Vận phu nhân 運 夫 人. Năm Sùng Ninh 崇 寧 nguyên niên (1102), Tống Huy Tông 宋 徽 宗 phong cho con ngài là Bá Ngư là Tứ Thuỷ Hầu 泗 水 侯. Năm Thiệu Hy 紹 熙 thứ 2 (1192), Tống Quang Tông 宋 光 宗 cấm không được viết chữ Khâu tên huý của ngài để tôn kính, nếu cần viết phải bớt nét, khi đọc đến phải đọc là Mỗ.
- Năm Đại Đức 大 德 thứ 10 (1306), Nguyên Thành Tông 元 成 宗 phong ngài làm Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương 大 成 至 聖 文 宣 王. Năm Chí Thuận 至 順 thứ 2 (1331), đời Nguyên Văn Tông 元 文 宗 gia phong thân phụ ngài làm Khải Thánh Vương 啟 聖 王, thân mẫu ngài làm Khải Thánh Vương Phu Nhân 啟 聖 王 夫 人.
 - Năm Gia Tĩnh 嘉 靖 thứ 9 (1530), Minh Thế Tông 明 世 宗 phong ngài làm Chí Thánh Tiên Sư 至 聖 先 師.  
- Năm Thuận Trị 順 治 thứ 2 (1645), Thanh Thế Tổ 清 世 祖 phong ngài làm Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Tiên Thánh Sư Khổng Phu Tử 大 成 至 聖 文 宣 王 先 聖 師 孔 夫 子.
 Ngài được đánh giá là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà hoạt động chính trị vĩ đại thời Xuân Thu. Khổng Tử là học tổ của trường phái Nho gia của Trung Hoa và đã từng đi chu du các nước để truyền bá học thuật. 
Theo Trương Ấm Lân 張 蔭 麟, hoài bão lớn nhất của Khổng Phu Tử là chính trị nhưng thành tựu lớn nhất của ngài lại là giáo dục. Học trò của ngài được gọi là Nho sĩ 儒 士. Nholà những người đương thời chuyên về tế lễ. Sĩ trước thời Xuân Thu 春 秋 thường được dùng để chỉ quân đội nhưng càng về sau nó được dùng để chỉ văn chứ không phải võ. Vậy, Nho sĩ tức là tầng lớp trí thức thời bấy giờ. Chủ thuyết của ngài được truyền bá rộng khắp trong các tầng lớp Sĩ , Khanh , Đại  phu 大 夫 nên còn được gọi là Nho gia 儒 家 hay Nho giáo 儒 教.
  1.2. Về trứ tác và tư tưởng
 Theo ghi chép của Tư Mã Thiên trong Sử ký (Khổng Tử thế gia), quan niệm truyền thống vẫn khẳng định Khổng Tử san định Thi , Thư , Lễ , Nhạc , viết Xuân Thu 春 秋 và Thập Dực 十 翼 trong Dịch , do đó ngày xưa gọi là Lục nghệ 六 藝 hay là Lục kinh 六 經 (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu). Càng về sau, các học giả đã tỏ ra hoài nghi quan niệm này, Ngô Tất Tố khi phê bình sách Nho Giáo 儒 教 của Trần Trọng Kim cũng quan tâm đến mảng tư liệu mà Trần Trọng Kim sử dụng để viết lịch sử Nho gia 儒 家.
 Theo Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử chỉ viết 01 tác phẩm duy nhất là Kinh Xuân Thu còn học giả Trung Quốc là Dương Vinh Quốc 陽 榮 國 cũng phủ nhận luôn cả Xuân Thu không phải do Khổng Tử viết. Theo hướng nghiên cứu đó, GS. Hà Thúc Minh đã khẳng định tài liệu quan trọng nhất để khảo cứu tư tưởng của Khổng Tử là Luận ngữ.
 Hạt nhân tư tưởng của Khổng tử là chữ Nhân , ngài chủ trương hành đạo Trung thứ 中 恕, suốt đời ông hi vọng khôi phục lại chế độ Lễ của nhà Chu , biện pháp mà ông đề ra để thực hiện chủ trương này là Chính danh 正 名. Thế giới quan của của Khổng Phu Tử là một loại Thiên mệnh quan 天 命 觀 duy tâm. Ông đề ra chủ thuyết Thiên Mệnh 天 命 (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử 不 知 命 無 以 為 君 子) song đối với quỷ thần thì ông “kính nhi viễn chi 敬 而 遠 之”. Về giáo dục, ngài đề xuất nguyên tắc giáo dục và dạy dỗ không phân biệt loại người nào (Hữu giáo vô loại 有 教 無 類). Tư tưởng của ngài có ảnh hưởng rất sâu và rộng trong học giới hậu thế, trở thành hệ thống lý luận tư tưởng có địa vị chủ đạo trong xã hội phong kiến suốt hơn 2000 năm nay.
  2. Về tác phẩm Luận Ngữ 論 語
 Luận Ngữ 論 語  là tập sách ghi chép lại ngôn ngữ, cử chỉ và quan điểm của Khổng tử và một số học trò, là một trong những kinh điển quan trọng nhất của Nho gia. Luận ngữ không phải do đích thân Khổng tử viết mà do học trò của ngài ghi chép mà thành. Luận ngữ được ghi chép bắt đầu từ cuối thời kỳ Xuân Thu 春 秋 末 期 và kết thúc vào sơ kỳ Chiến Quốc 戰 國 初 期. Luận ngữ qua nhiều tay học trò ghi chép. Những người ghi chép cuối cùng có lẽ là học trò của Tăng Sâm. Theo học giả Sơn Hạ Dần Thứ 山下寅 恕 (Nhật Bản 日 本), Luận ngữ có lẽ được chép từ 479-400 TCN.
 Toàn văn Luận ngữ có 1 vạn 2 ngàn chữ, được chia thành 20 thiên. 10 thiên đầu hoàn thành hơi sớm, phản ánh trung thực tư tưởng, thời đại Khổng Tử, 10 thiên sau hoàn thành hơi muộn. Đến đời Hán , Luận ngữ có ba bản khác nhau: Lỗ Luận ngữ 魯 論 語, Tề Luận ngữ 齊 論 語 và Cổ văn Luận ngữ 古 文 論 語.
 Hiện nay, các bản chú giải khá tốt, phổ biến như: Luận ngữ chú sớ 論 語 注 疏 (Hà Án 何 晏, đời Nguỵ 魏), Tứ thư tập chú 四 書 集 注 - Luận ngữ tập 論 語 集 (Chu Hy 朱 熹, đời Tống ), Luận ngữ 論 語 (Kỷ Cầm 己 琴 chú thích), Luận ngữ dị độc 論 語 易 (Ngô Tân Thành 吳 新 成 chú thích), Tứ Thư 四 書 (Dương Hồng 楊 紅, Vương Thành Trung 王 誠 忠, Nhiệm Đại Viện 任 大 瑗, Lưu Phong 劉 峰 chú thích),... Các bản Việt ngữ được lưu hành khá phổ biến, tiêu biểu như các bản Luận ngữ của Đoàn Trung Còn, Lê Phục Thiện, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đức Lân, Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận,…
  III. Chú giải từ ngữ
  1. Học   ( Tử)    : - Học, học tập, bắt chước
   學 究 Học cứu: Thầy đồ     學 科 Học khoa: Các môn học
   學 廟 Học miếu: Nơi thờ Khổng Tử    Học nghệ: Văn  nghệ
 2. Nhi   ( Nhi)   : - Rồi, thì, là, mà, và,…
 3. Thời   ( Nhật)   : - Mùa, 1 giờ, 1/12 ngày
   時 止 時 行 Thời chỉ thời hành: Lúc dừng lúc làm 
   時 不 可 失 Thời bất khả thất: Cơ hội không nên bỏ qua
   時 女 Thời nữ: Con gái đến tuổi lấy chồng
   及時雨 Cập thời vũ: Mưa đúng lúc
 4. Tập   ()    : - Lặp đi lặp lại, học tập,…
   Từ đồng âm:
    Chim đậu thành bầy  Kéo gai thành sợi  Hoà mục
 5. Duyệt   ( Ngôn)   :     - Vui lòng
         Thuyết                                     - Nói, thuyết phục
 6. Hồ   (丿 Phiệt)   :                    - Trợ từ cuối câu dùng để hỏi
 7. Bằng   ( Nguyệt)   :    - Bạn cùng chí hướng
 8. Viễn   ( Sước)   :        - Xa, xa xôi
 9. Phương  ( Phương)   : - Phương hướng
 10. Lai   ( Nhân)   :        - Tới, đến, lại
 11. Tri   ( Thỉ)   :           - Biết, hiểu biết, tri thức
 12. Uấn (Uẩn)  ( Tâm): - Giận, ngậm hờn
 13. Quân   ( Khẩu)   :        - Anh, chị (Đại từ nhân xưng)
                                                 - Vua, người quân tử
 14. Luận   ( Ngôn)   :        - Bàn luận, nói về, bình luận
 Ghi chú: 學 而 Học Nhi là tên thiên thứ nhất của sách Luận ngữ, ý nói về niềm vui trong học tập.
  IV. Ngữ pháp Cách sử dụng chữ Nhi
  1. 而 Nhi có nghĩa là : Mà, thì
  先 天 下 之 憂 而 憂 後 天 下 之 樂 而 樂 Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc: Lo thì lo trước cái lo của thiên hạ, vui thì vui sau cái vui của thiên hạ.
  子 曰: “關 雎 樂 而 不 淫 哀 而 不 傷” Tử viết: “ Quan Thư lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương”: Khổng Tử nói: “ Bài thơ Quan Thư trong kinh Thi vui vẻ mà không có dâm từ, buồn rầu mà không có đau thương.
  童 子 莫 對 垂 頭 而 睡 Đồng tử mạc đối thuỳ đầu nhi thuỵ: Đồng tử chẳng đáp lại mà gục đầu ngủ tiếp.
2. Nhi có nghĩa là: Rồi
  春 而 夏 而 秋 而 冬 Xuân nhi hạ nhi thu nhi đông: Mùa xuân rồi đến mùa hạ, rồi đến mùa thu, rồi đến mùa đông.
  不 登 高 山 而 小 天 下 Bất đăng cao sơn nhi tiểu thiên hạ: Đừng lên núi cao rồi xem thiên hạ là nhỏ.
  樵 夫 伐 木 而 小 之 Tiều phu phạt mộc nhi tiểu chi:Ông tiều chặt cây rồi chẻ nhỏ nó ra.
  3. 而 Nhi có nghĩa là: Nhưng
  言 有 窮 而 情 不 可 終 Ngôn hữu cùng nhi tình bất khả chung: Lời có thế cạn nhưng tình không bao giờ hết.
  子 溫 而 厲 威 而 不 猛  恭 而 安  Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an: Đức Khổng Phu Tử ôn hoà những rất trang nghiêm, uy nghi nhưng không dữ tợn, cung kính nhưng yên vui.
  V. Bài tập thực hành
  - Trình bày những hiểu biết của anh, chị về cuộc đời và tư tưởng của Khổng Phu Tử.
 - Dịch mấy câu sau sang tiếng Hán (không cần viết chữ):
 + Khổng Tử là nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại.
 + Tư Mã Thiên là tác giả của bộ Sử ký vĩ đại Trung Hoa.
 + Lý Bạch nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của thơ ca cổ điển Trung Quốc. 
  - Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa mấy nhan đề tác phẩm sau:
Tây du ký, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Phong thần.
 Bài 5
六 言 六 蔽
子 曰:“由 也,女 聞 六 言 六 蔽 矣 乎?
對 曰: “未 也”
“居,吾 語 女: 好 仁 不 好 學 其 蔽 也 愚.
                       好 知 不 好 學 其 蔽 也 蕩.
                       好 信 不 好 學 其 蔽 也 賊.
                       好 直 不 好 學 其 蔽 也 絞.
                       好 勇 不 好 學 其 蔽 也 亂.
                       好 剛 不 好 學 其 蔽 也 狂.                                             
                                (論 語 - 陽 化)
LỤC NGÔN LỤC TẾ
   Tử viết : “Do dã, nhữ văn lục ngôn lục tế hỹ hồ?”
  Đối viết : “Vị dã”
  “Cư, ngô ngứ nhữ:
  Hiếu nhân bất hiếu học kỳ tế giả ngu.
  Hiếu trí bất hiếu học kỳ tế dã đãng.
  Hiếu tín bất hiếu học kỳ tế dã tặc.
  Hiếu trực bất hiếu học kỳ tế dã giảo.
  Hiếu dũng bất hiếu học kỳ tế dã loạn.
  Hiếu cương bất hiếu học kỳ tế dã cuồng.”  (Luận Ngữ - Dương Hoá)
    SÁU ĐỨC VÀ SÁU ĐIỀU CHE LẤP
  Khổng Tử bảo: “Này anh Do (tức ngài Tử Lộ), anh đã từng nghe đến sáu cái
đức và sáu điều che lấp chưa?”
 Tử Lộ đáp lại: “Dạ, chưa từng nghe”
 “Anh ngồi đó, ta sẽ giảng cho anh nghe vậy:
 (Người) ham đức nhân mà không ham học thì bị sự che lấp là ngu muội.  
 Ham đức trí mà không ham học thì bị sự che lấp là phóng đãng.
 Ham đức tín mà không ham học thì bị sự che lấp là tổn hại.
 Ham đức ngay thẳng mà không ham học thì bị sự che lấp là gắt gao, mất lòng người khác.
 Ham đức dũng mà không ham học thì bị sự che lấp là loạn động.
 Ham sự cương cường mà không ha học thì bị sự che lấp là cuồng bạo.       Minh Hải dịch
  Dịch văn
    SÁU ĐỨC VÀ SÁU ĐIỀU CHE LẤP
  Khổng Tử nói rằng: “Này Do, ngươi có nghe về sáu đức tính và sáu điều che lấp hay chưa?”
 Thưa rằng: “Chưa hề!”
 “Hãy ngồi lại, ta bảo cho mà biết:
 - Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội.
 - Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng.
 - Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là sự tổn hại.
 - Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là ưa phản loạn.
 - Chuộng tính cứng cỏi mà không ham học thì mối che lấp là tính cuồng bạo.
    (Theo Chu Hy, Tứ thư tập chú (Nguyễn Đức Lân dịch), Nxb VHTT, 1999)
  II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xem bài 11)
  III. Chú giải từ ngữ
  1. Lục   ( Bát)   : - Số 6
 2. Ngôn   ( Ngôn)   : - Lời nói, nói
 3. Tế   ( Thảo)   : - Che lấp, xử quyết
 4. Do   ( Điền)   : - Bởi, từ, tự do, nguyên do, lý do
                                      - Tên riêng của Tử Lộ
 5. Nữ   ( Nữ )   :   - Con gái    
- Nhữ          - Đại từ nhân xưng ngôi 2
 6. Văn   Môn   : - Nghe, nghe gián cách
   百 聞 不 如 一 見 Bách văn bất như nhất kiến: Trăm nghe không bằng một thấy
   聞 名 不 如 見 面 Văn danh bất như kiến diện: Nghe danh không bằng gặp mặt
   聞 其 聲 不 見 其 形 Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình: Nghe tiếng không thấy hình   
 7. Đối    ( Thốn)   : - Đáp lại, song đôi
 8. Vị   ( Mộc)   : - Chưa, chưa hẳn
 9.    ( Thi)   : - Ở, xử lý, cai quản
   居 住 Cư trú    移 居 Di cư    定 居 Định cư    遊 居 Du     回 居 Hồi cư  
 10. Ngữ   ( Ngôn)   :      - Lời nói, ngôn ngữ
                                                - Ngứ          - Nói cho biết
 11. Hảo   ( Nữ)    : - Tốt, đẹp, hay
            Hiếu (Háo)         - Ham muốn, yêu thích
 12. Ngu   ( Tâm)   : - Ngây dại, ngu ngơ         - Họ Ngu (Ngu công)
 13. 知 Tri   ( Thỉ)   : - Hiểu biết, lanh lợi
            Trí                    - Trí tuệ
 14. 蕩 Đãng   ( Thảo)   : - Mênh mông, bát ngát, mơ hồ
 15. Tín   ( Nhân)   : - Lòng tin, tin tưởng
 16.  Tặc    ( Bối)   : - Giặc, làm tổn hại
 17. Trực   ( Mục)   : - Thẳng thắn, chính trực         - Ngay thẳng, không cong vẹo
 18. Giảo   ( Mịch)   : - Thắt chặt, mất lòng người
 19. Dũng   ( Lực)   : - Mạnh mẽ, không sợ sệt
 20. Loạn   ( Ất)    : - Lộn xộn, không nề nếp
 21. 剛 Cương  ( Đao)   : - Cứng rắn, chắc chắn
 22. Cuồng  ( Khuyển)   : - Rồ dại, điên loạn
 23. 陽 Dương  ( Phụ)   :      - Phần dương, khí dương
                                                - Mặt trời, hướng Nam, tươi tắn
                                                - Cõi trần thế, tôn kính
  秋 陽 以 暴 之 (孟 子) Thu dương dĩ bộc chi (Mạnh tử): Mặt trời mùa thu giọi bóng xuống (cảnh dẹp nhưng buồn)
   天 子 當 陽 Thiên tử đương dương: Vua  xoay về hướng Nam
   陽 為 尊 敬 Dương vi tôn kính: Ngoài mặt tỏ ra tôn kính 
   漢 陽 Hán dương: tên con sông, phía Nam sông Hán
   衡 陽 Hành dương: Phía Nam núi Hành    
 24. Hoá   ( Chuỷ)   : - Biến hoá, hoá sinh, cảm hoá
   造 化 Tạo hoá: Trời đất, người có thể sinh diệt được muôn vật
   化 工 Hoá công: Ông trời, khuôn tạo
   風 化 Phong hoá: Lấy chính trị mà cảm gọi là phong hoá
   文 化 Văn hoá: Lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hoá 
  Ghi chú: 陽 化 Dương Hoá còn gọi là Dương Hổ 陽 虎, gia thần của Quý thị
季 氏, đồng thời lại làm quan đại phu 大 夫 nước Lỗ , thường tỏ ra chống đối,
tranh giành với Quý thị. Hắn muốn mời Khổng tử đến yết kiến, để rủ ngài vào phe
đảng. Thiên Dương Hoá này có 25 tiết.
  IV. Ngữ pháp  Cách dùng chữ Kỳ 
 Chữ Kỳ thường được dùng trước danh từ để biểu thị sở hữu
  庭 中 種 桂 其 葉 常 綠 Đình trung chủng quế kỳ diệp thường lục.
 Trong sân có trông cây quế, lá của nó thương mầu xanh. (Kỳ = Quế).
  園 中 種 菊, 及 秋 開 花, 其 辮 如 絲 如 爪 Viên trung chủng cúc, cập thu khai hoa, kỳ biện như ty như trảo: Trong vườn trồng hoa cúc, đến mùa thu thì nở hoa, cánh cúc như tơ như móng vuốt (Kỳ = Cúc).
  南 方 有 鳥 其 名 曰: 鵷 雛 Nam phương hữu điểu kỳ danh viết: Uyên Sồ :
Phương Nam có 1 loại chim, tên gọi của nó là Uyên Sồ. (Kỳ = Điểu).
  牛 力 大 能 耕 田 能 挽 車 其 肉 可 食 其 乳 可 飲 Ngưu, lực đại năng canh điền, năng vãn xa, kỳ nhục khả thực, kỳ nhũ khả ẩm: Con trâu, sức của nó lớn có thể cày ruộng, có thể kéo xe, thịt của nó có thể ăn, sữa của nó có thể uống được ( Kỳ = Ngưu).
  V. Bài tập thực hành
  - Tìm từ trái nghĩa của của các từ sau rồi viết ra chữ Hán:
  Viễn   Đoản   Tốc   Đê  Trầm   Khoái.
  - Hoàn thành những câu thành ngữ sau: 
Kỷ cúc diên ...; Ngưu đầu mã …; ... hà chiết kiều; Cúc ... lan phương.
Họa xà ... túc; Ngu công … Sơn; Cử án tề ...; Trầm ngư lạc …
  - Viết lại chữ Hán bài Học nhi thời tập chi. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét