Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN 6


Bài 14

     平 吳 大 誥
代 天 行 化 皇 上 若 曰 :
蓋 聞 : 仁 義 之 舉 要 在 安 民, 弔 伐 之 師 莫 先 去 暴 . 惟 我 大 越 之 國 實 為 文 獻 之 邦. 山 川 之 封 域 既 殊, 南 北 之 風 俗 亦 異. 自 趙 丁 李 陳 之 肇 造 我 國 與 漢 唐 宋 元 而 各 帝 一 方. 雖 強 弱 時 有 不 同 而 豪 傑 世 未 常 乏. 故 劉 龔 貪 功 以 取 敗 而 趙    好 大 以 促 亡, 唆 都 既 擒 於 鹹 子 關, 烏 馬 又 殪 於 白 藤 海. 嵇 諸 往 古 厥 有 明 徵,…
                                 (阮 抑 齋)
Phiên âm  
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Đại thiên hành hoá, hoàng thượng nhược viết:
Cái văn: Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân, điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo. Duy ngã đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Nam Bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường nhược thời hữu bất đồng, nhi hào kiệt thế vị thường phạp. Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong, Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan, Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải. Kê chư vãng cổ, quyết hữu minh trưng.
         (Nguyễn Ức Trai)
BẢN TUYÊN CÁO RỘNG RÃI VỀ VIỆC ĐÁNH DẸP GIẶC NGÔ
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền dụ rằng:
Ta từng nghe nói: Việc nhân nghĩa cốt ở chỗ làm cho dân được yên ổn, quân đội thương dân đánh kẻ có tội không ai không lấy việc trừ bạo làm đầu.
Như nước Đại Việt ta từ trước, thực là một nước có văn hiến. Bờ cõi sông núi đã chia riêng biệt, phong tục của phương Nam, phương Bắc cũng khác. Từ Triệu Đinh Lý Trần bắt đầu xây dựng nước ta, (các triều đại ấy) đã cùng với Hán Đường Tống Nguyên ai nấy đều xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng hào kiệt thì đời đời chưa khi nào thiếu. Cho nên, Lưu Cung tham lập công nên nhận lấy sự thất bại, Triệu Tiết thích tiếng lớn nên càng chóng bị diệt vong. Toa Đô đã bị bắt ở cửa ải Hàm Tử, Ô Mã lại bị giết nơi cửa biển  Bạch Đằng. Kê cứu lại chuyện xưa, (những điều ấy) vẫn còn có chứng cứ rõ ràng vậy.
II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Trãi    sinh năm 1380 (Canh Thân 庚 申) tại kinh thành Thăng Long. Quê cũ vốn ở làng Chí Ngại 至 磑 (Theo Bùi Văn Nguyên là Chi Ngại 支 磑) thuộc huyện Chí Linh 至 靈, tỉnh Hải Hưng 海 興, cuối đời dời về làng Nhị Khê (Thường Tín 常信 (theo Bùi Văn Nguyên phải đọc là Thượng Tín 尚 信), Hà Tây 河 西), là con của ông Nguyễn Phi Khanh 阮 飛 卿 và bà Trần Thị Trái 陳 氏 泰 (con gái của Băng Hồ tướng công 冰 壺 相 公 Trần Nguyên Đán 陳 元 旦). Ông đậu Thái học sinh 太 學 生 năm 1400, có ra làm quan cùng với nhà Hồ. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của cha con Hồ Quý Ly 胡 季 釐 thất bại, Ông và cha bị bắt giải về Trung Quốc. Trên đường đi, ông trốn thoát, sau bị giặc bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan 東 關.
Năm 1418 (Mậu Tuất 戊 戌), ông cùng với người anh họ là Trần Nguyên Hãn 陳 元 桿 trốn thoát vào Lam Sơn 藍 山 tham gia cuộc khởi nghĩa do Bình Định Vương 平 定 王 Lê Lợi 黎 利 lãnh đạo, cũng vào thời gian này, ông đã dâng Bình Ngô Sách 平 吳 策 (Sách lược chống giặc Ngô). Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, hoà bình lập lại, nhân danh Lê Lợi, ông soạn bài Bình Ngô đại cáo, tuyên bố rộng rãi cho quốc dân được biết về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa này. Năm 1428, ông được phong tước Quan Phục Hầu 冠 服 侯 (1428), được nhà Lê ban quốc tính nên còn được gọi là Lê Trãi. Ngoài ra ông còn được phong các chức vụ khác như: Hàn Lâm Viện Thừa chỉ học sĩ 翰 林 院 承 旨 學 士, Triều liệt đại phu 朝列大夫, Nhập Nội Hành Khiển 入 內 行 遣, Lại bộ thượng thư 吏 部 尚 書 kiêm Khu mật viện sự 摳 密 院 事 (1427)… Bản thân ông cùng với vị công thần khác như Trần Nguyên Hãn 陳 元 桿, Phạm Văn Xảo 范 文 巧,… đã tham gia chấn hưng lễ nhạc, quy định triều nghi, định ra quan chế của nhà Hậu Lê.    96  Tính ông cương trực, liêm chính nên bị bọn quyền thần ghen ghét. Năm 1442, Lê Thái Tông 黎 太 宗 băng hà trên đường tuần thú, triều đình đã đổ tội cho ông là giết vua, gây nên án Lệ Chi Viên 荔 枝 園 lưu truyền trong hậu thế, khép vào tội tru di tam tộc. Mãi đến năm 1464, Lê Thánh Tông  黎 聖 宗 mới minh oan và phục hồi danh dự, quan phẩm cho ông.
Tác phẩm của ông còn được lưu truyền như:
- Bình Ngô đại cáo  平 吳 大 誥
- Quân trung từ mệnh tập  軍 中 詞 命 集
- Dư địa chí  輿 地 誌
- Quốc âm thi tập  國 音 詩 集

- Ức Trai thi tập  抑 齋 詩 集
- Ngọc Đường di cảo  玉 堂 遺 稿
- Gia huấn ca  家 訓 歌 
- Lam Sơn Vĩnh Lăng bi  藍 山 永 陵  
- Chí Linh sơn phú  至 靈 山 賦,…
Nhìn chung, Nguyễn Trãi được biết đến trên nhiều phương diện như chính trị, ngoại giao, quân sự,… nhưng tiêu biểu nhất là ở phương diện văn hoá, văn học. Ông là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (1980). Vào dịp kỷ niệm 520 ngày mất (1442-1962) và 600 năm ngày sinh (1380-1980), ở Việt Nam và thế giới đã tổ chức các cuộc hội thảo lớn về Nguyễn Trãi, di sản tư tưởng, văn hoá của Nguyễn Trãi được thu thập, phân tích, đánh giá khá đầy đủ, toàn diện. Do đó, ảnh hưởng và địa vị của ông ngày càng trở nên sâu sắc trong đời sống văn hoá, xã hội và văn học dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi được giới thiệu rộng rãi, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và là nguồn đề tài nghiên cứu của hàng loạt công trình khoa học có giá trị học thuật.
2. Về tác phẩm Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥
Theo Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 (Ngô Sĩ Liên 吳 仕 連), Đại Việt thông sử 大 越 通 史 (Lê Quý Đôn 黎 貴 惇, 1726-1785), Hoàng Việt văn tuyển 皇 越 文 選 (Bùi Huy Bích 裴 輝 碧, 1744-1802) và phần Tiên sinh sự trạng phả 先 生 事 狀 譜 trong Ức Trai di tập 抑 齋 遺 集 (Dương Bá Cung 陽 伯 龔, 1794-1868), Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 được khởi thảo vào ngày 15 tháng 04 năm Mậu Thân 戊申(1428). Đây là bản tuyên ngôn độc lập do Nguyễn Trãi thay mặt   Lê Lợi viết ra để tuyên bố cho nhân dân cả nước được biết về sự thành công của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn, là một trong những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam chúng ta, là đỉnh cao của thiên tài văn học của Nguyễn Trãi.
Về mặt hình thức, tác phẩm được viết theo thể văn tứ lục, biền ngẫu, sử dụng phép đối chặt chẽ, lối văn khoa trương, gồm 74 liên (148 vế câu). Toàn bài cáo là một bản tổng kết gọn gàng, đầy đủ về quá trình chiến đấu chống quân xâm lược Minh triều 明朝.
Giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỷ XX thường mô tả Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 như là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt”. Đây là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa, là một bản cáo trạng tội ác, một áng anh hùng ca chiến thắng, bản tuyên ngôn nhân đạo, hoà bình và chống bá quyền (GS.Đinh Gia Khánh), nó còn là bản tuyên ngôn của một dân tộc anh hùng và văn hiến (GS.Vũ Khiêu) và nó cũng là áng hùng văn muôn thuở (GS.Mai Quốc Liên).  Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 là cả một sự cách tân về thể loại. Những bài cáo trong Thư kinh như được hồi sinh trong một áng văn mới. Tầm vóc của nó đã được thay đổi khi nó từ một loại văn bản công bố mệnh lệnh chinh phạt của thiên tử đối với các nước chư hầu, trở thành một bản tuyên ngôn có tầm quan trọng trong lịch sử của một dân tộc anh hùng. 
3. Giới thuyết thêm về chữ Ngô 
Theo các nhà nghiên cứu truyền thống, chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo được lấy trong tước hiệu của vua Thái Tổ 太 祖 nhà Minh là Chu Nguyên Chương 朱 元 璋. Ông ta sáng nghiệp ở đất Ngô (Giang Tô 江 蘇, Trung Quốc 中 國), từng xưng là Ngô Quốc Công 吳 國 公, Ngô Vương 吳王 trước khi xưng đế nên ta thường gọi giặc Minh là giặc Ngô. 
Tuy nhiên, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữa nước, người Việt chúng ta cũng dùng từ Ngô để gọi chung người phương Bắc, bởi lẽ từ thời Tam quốc 三 國, nước Ngô 吳 國 đã cai trị nước ta ngót ½ thế kỷ. Vì sự áp bức đó nên đã xảy ra cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh 趙 氏 禎 (248) để chống lại sự áp bức đô hộ ấy của chính quyền phong kiến phương Bắc.
Tóm lại, dù mang ý nghĩa nào, chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo vẫn ám chỉ quân xâm lược phương Bắc và vì thế nó cành làm tăng giá trị nhân văn, ý nghĩa xã  hội của bản cáo trạng chuẩn xác và rõ ràng nhất về một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng anh hùng trong lịch sử Việt Nam.
III. Chú giải từ ngữ
1. Bình   ( Can)   :           - Bằng phẳng, bằng nhau
                                                - Bình trị, yên phận, bình thường
2. Ngô   ( Khẩu)   :         - Họ Ngô, chỉ giặc Minh
3. Đại   ( Đại)   :    - To lớn
4. Cáo   ( Ngôn)   :          - Người trên bảo với kẻ dưới
                                                 - Tên một loại thể
Ghi chú: 平 吳 大 誥 Bình Ngô đại cáo: Tuyên bố một cách rộng rãi về việc đánh dẹp giặc Ngô.
代 天 行 化, 皇 上 若 曰 Đại thiên hành hoá, hoàng thượng nhược viết : Thay trời chuyển hoá, hoàng thượng ban chiếu dụ rằng (câu có tính chất nghi thức trong các văn kiện do vua Lê ban hành).
Đây là các từ do các tướng tôn xưng Lê Lợi sau khi nghĩa quân thắng liên tiếp ở Thanh Hoá, Nghệ An năm 1425, từ đó về sau trong mệnh lệnh của Lê Lợi đều có từ này (GS.Đặng Đức Siêu).
若 曰 Nhược viết: từ thường dùng trong sách Thượng thư 尚 書, dành riêng cho vua chúa với ý nghĩa như “ban rằng, truyền rằng”. 
5. Cái   ( Thảo)   : - Cái lọng che, che chở, trùm lên
                                      - Hơn đời, cái thế
蓋 棺 論 定 Cái quan luận định:Đóng quan tài rồi mới bàn luận
傾 蓋 下 馬 Khuynh cái hạ mã: Nghiêng lọng xuống ngựa
6. Văn   (Môn)   : - Nghe, ngửi
蓋 文 Cái văn: Ta thường nghe, từ nghe nói rằng (từ công thức thường dùng trong các thể loại văn bản do nhà vua ban hành như chiếu, chế, cáo,…)
7. Nhân   ( Nhân)    : - Yêu thương người không vụ lợi
8. Nghĩa   (Dương)   : - Lẽ phải, ý nghĩa, vì nghĩa
文 義 Văn nghĩa: Ý nghĩa của bài văn
義 師 Nghĩa sư: Đội quân chinh phạt vì nghĩa không vì lợi
義 倉 Nghĩa thương: Cái kho dùng để làm việc nghĩa
Ghi chú: 仁 義 Nhân nghĩa: Đây là hai khái niệm quan trọng của Nho gia, Khổng Tử 孔 子chủ trương đức Nhân, Mạnh Tử 孟 子 chủ trương thủ Nghĩa. Do đó, hai khái niệm này luôn được các nhà Nho hậu học sử dụng như một chủ trương đạo  đức cơ bản và thể hiện tính cách của người quân tử, trượng phu. Tư tưởng nhân nghĩa bao gồm hai mặt: Một là nhằm củng cố chế độ đẳng cấp trên quyền lợi của giai cấp thống trị bằng cách đoàn kết nội bộ tầng lớp quý tộc với các tầng lớp nhân dân như: hiếu (con đối với cha mẹ), đễ (em đối với anh), cung (cung kính với người trên), khoan (bao dung với kẻ dưới), tín (giữ lòng tin với nhau), mẫn (cần cù), huệ (biết ban ơn cho kẻ dưới có công),… hai là trước sức mạnh của quần chúng ngày càng được khẳng định trong lịch sử, để thực hiện mục đích trên, tầng lớp thống trị cũng đã từng bước nhượng bộ. Ở Việt Nam, thời phong kiến thịnh trị thì mặt thứ hai được đề cao, còn ở giai đoạn suy vi thì mặt thứ nhất chiếm vị trí chủ đạo.
9. Yếu   ( Á)   :      - Điều quan trọng, thiết yếu
         Yêu                        - Yêu cầu, mong muốn
10. Tại    (  Thổ)   :         - Giới từ, ở, tại
11. An        ( Miên)   :         - Yên ổn
12. Dân   ( Thị)   :           - Người dân, dân chúng
      安 民 An dân     :      Làm cho dân được yên ổn
13. Điếu   ( Cân)   :         - Đi viếng người chết
                                       - Thương xót
14. Điếu   ( Cung)   : - Dùng như chữ
15. Phạt   ( Nhân)   : - Đánh công khai, chính nghĩa
Ghi chú: 弔 伐 (吊 伐) Điếu phạt: Rút gọn từ câu 弔 民 伐 罪 Điếu dân phạt tội trong Thượng Thư 尚 書: Thương xót dân chúng mà trừng phạt kẻ có tội.
16. Mạc   ( Thảo)   : - Không, tuyệt không, chẳng,…
17. Tiên   ( Nhân)  : - Trước, đầu, người đã chết
先 嚴 Tiên nghiêm: Người cha đã qua đời
先 帝 Tiên đế: Vua đời trước
先聖 Tiên thánh: hiệu của Khổng tử, do Đường Thái Tông tặng
先師 Tiên sư: hiệu của Nhan Hồi, do Đường Thái Tông tặng
18. Khứ   ( Khư)   :         - Đi, đi qua
           Khử                     - Trừ bỏ
19. Bạo   ( Thuỷ)   :        - Tàn ác, bạo ngược
20. Duy   ( Tâm)   :         - Mưu nghĩ, ấy là, chỉ có một
                                                 - Lời nói mở đầu
21. Việt   ( Tẩu)   :          - Vượt qua (chiều ngang)
                                      - Tên nước thời Xuân Thu  
Ghi chú: 大 越 Đại Việt: Ngày 01 tháng 10 năm Sùng Hưng Đại Bảo 崇 興 大 寶 thứ 6 (Giáp Ngọ 甲 午, 1054), Lý Thái Tông 李 太 宗 băng hà. Thái tử Nhật Tôn日 尊 lên ngôi tức là Lý Thánh Tông 李 聖 宗, cải hiệu là Long Thuỵ Thái Bình 龍 瑞 太 平, ngay trong năm ấy đã đổi quốc hiệu là Đại Việt. Đến đười Trần vẫn xưng quốc hiệu Đại Việt. Sang đời Hồ, Hồ Quý Ly cải hiệu Đại Ngu 大 虞 (vì họ Hồ là dòng dõi Ngu Thuấn   ). Thời thuộc Minh bị đổi lại thành An Nam 安 南, đến 1406 lại đổi thành Giao Chỉ 交 趾. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Đô 東 都, lại xưng quốc hiệu là Đại Việt (Theo GS. Bửu Cầm, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn).
22. Thực           (Miên)   : - Quả thực, đúng thực, đầy
23. Hiến   ( Khuyển)   : - Người hiền tài
Ghi chú: 文 獻 Văn hiến: Văn lúc đầu có nghĩa là vết vằn của con hổ báo.
Vì vằn là hình thức thể hiện bên ngoài của con hổ bào nên chuyển sang nghĩa hình thức, đối lập với nghĩa nội dung. Trong xã hội thì các sự kiện có đóng góp công tích là nội dung, còn tre lụa (sách vở) ghi chép các sự kiện, công tích ấy là hình thức, cũng gọi là văn. Còn Hiến là nói chung các bậc anh tài, hào kiệt có công lao đối với sự phát triển của văn hoá nước nhà. Vì thế, văn hiến có nghĩa chung là nền văn minh lâu đời, có nhân vật anh hùng, có sử sách (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm,
Theo Từ Nguyên 辭 源, văn là sách vở, hiến là hiền tài. Đó là theo nghĩa hẹp, thực ra một nền văn hiến có thể đã ra đời trước khi có sử sách, nó có nhiều mặt tương đồng với khái niệm văn hoá của châu Âu.
24. Bang   (Ấp)    :         - Nước, quốc gia
                                                 - Một địa vực riêng có ranh giới với nước khác
 25. Xuyên  ( Xuyên)   : - Sông, dòng nước lớn
 26. Phong  ( Thốn)   : - Bao, gói, ban, phát, bờ cõi
 27. Vực   ( Thổ)   : - Cõi, bờ cõi, khu vực
 28. 既   ()    : - Đã (phó từ)
既 往 不 諫 Ký vãng bất gián: Sự đã qua không can gián nữa
飲 食 既 畢 Ẩm thực ký tất: Ăn uống đã xong
 29. Thù   ( Ngạt)   : - Khác lạ
 30. 南 Nam   ( Thập)   : - Hướng Nam   101 
 31. Bắc    ( Chuỷ)   : - Phương Bắc, trái lại, thua bại.
 32. Phong  Phong   : - Gió
            - Sự hoà hợp trong tâm lý
 33. Tục   ( Nhân)   : - Bình thường, tập quán
  Ghi chú: 風 俗 Phong tục: Phong vốn nghĩa là gió, một hiện tượng tự nhiên sau chuyển nghĩa sang chỉ một hiện tượng xã hội, đó là sự hoà hợp trong tâm lý con người. Nho gia quan niệm là giáo hoá từ trên xuống dưới để tâm lý được hoà đồng gọi là phong. Tục là tập quán, lề thói và nuôi dưỡng tâm lý của cộng đồng xã hội. Ngày nay, phong tục nhằm chỉ thuần phong mỹ tục, thói quen xủa ông cha còn lại, con cháu thừa hưởng và noi theo.
 34. Diệc   (Đầu)   : - Cũng (phó từ)
 35. Dị   ( Điền)   : - Khác, kỳ lạ
   同 床 異 夢 Đồng sàng dị mộng: Cùng giường khác mộng
   同 父 異 母 Đồng phụ dị mẫu: Cùng cha khác mẹ
 37. Tự   ( Tự    : - Từ, bản thân mình
 38. Triệu   ( Tẩu)   : - Nước Triệu, họ Triệu, trả lại
 39. Đinh   ( Nhất   : - Can Đinh, người trưởng thành
   丁 憂 Đinh ưu: Buồn đau, đang cư tang cha mẹ
   成 丁 Thành đinh: Người đến tuổi 18, bắt đầu đóng sưu thuế
   園 丁 Viên đinh: Người làm vườn
   家 丁 Gia đinh: Người giúp việc trong nhà
   丁 寧 Đinh ninh: Rõ ràng, răn bảo kỹ càng
 40.    ( Mộc)   : - Cây mận, hành lý, họ Lý
 41. Trần   (Phụ)    : - Bày tỏ, nước Trần, họ Trần
 42. Hán   ( Thuỷ)   : - Sông Hán, triều Hán, nước Tàu
 43. Đường  ( Khẩu)   : - Nói khoác, họ Đường
 44. Tống          ( Miên)   : - Nước Tống, họ Tống
 45. Nguyên  ( Nhân)   : - Mở đầu, bắt đầu
Ghi chú: Triệu: Nhà Triệu do Triệu Đà 趙 佗 dựng lên ở vùng Nam Việt 南 越 từ 207-111 TCN, đóng đô ở Phiên Ngung 番 隅 (Trung Quốc 中 國, Quảng Tây 廣西). 
Đinh: Nhà Đinh (968- 979), do Đinh Bộ Lĩnh 丁 部 領 lập, đô ở Hoa Lư (Ninh Bình 寧 平).    
Lý: Nhà Lý (1009-1224), do Lý Công Uẩn 李 公 蘊  lập nên, đóng đô ở Thăng Long 昇 龍.
Trần: Nhà Trần (1224-1400), do T.T.Độ 陳 守 度 và T.Cảnh 陳 煚 dựng nên, đô ở Thăng Long.
Hán: Nhà Hán (Trung Quốc, 204 TCN-220), do Lưu Bang 劉 邦 dựng nên, đóng đô ở Trường An 長 安, sau chuyển về Lạc Dương 洛 陽.
Đường: Nhà Đường (Trung Quốc, 618-907), do Lý Uyên 李 淵 và Lý Thế Dân 李 世 民 lập nên, đóng đô ở Trường An.
Tống: Nhà Tống (Trung Quốc, 960-1279), do Triệu Khuông Dẫn (Dận) 匡 胤 dựng nên, đóng đô ở Khai Phong 開 封 (Bắc Tống 北 宋), sau dời về Lâm An 臨 安 (Nam Tống 南 宋).
Nguyên: Nhà Nguyên (Trung Quốc, 1260-1368), do Thành Cát Tư Hãn 吉 思 汗 lập nên và cháu nội là Hốt Tất Liệt 忽 必 烈 chấn hưng ở đại lục, đóng đô ở Biện Kinh 汴 京. 
 46. Triệu   ( Duật)   : - Bắt đầu, mở đầu
 47. Tạo   ( Sước)   : - Là ra, gây dựng nên
 48. Ngã   ( Qua)   : - Tôi, ta (đại tư nhân xưng)
 49. Nhi   ( Nhi)    : - Thì, mà, và, là, cùng,…
 50. Các    ( Khẩu)   : - Mỗi một (trong nhóm số nhiều)
Trong tiếng Việt có hai từ được dùng để chỉ số nhiều là Các và Những. Đây đều mang nghĩa mỗi một, từng cái, từng người một trong một tập hợp nhưng các nằm trong một tập hợp cụ thể, còn những nằm trong một tập hợp không xác định cụ thể.
 51. Tuy   ( Chuy)   :- Tuy nhiên, liên từ đứng đầu câu dùng để chuyển ý
 52. Cường  ( Cung)   : -  Mạnh, sức mạnh
            Cưỡng                    - Dùng sức mạnh để ép buộc người theo ý của mình
 53. Nhược  ( Cung)   : -  Yếu, yếu sức, kém cỏi
 54. Đồng   ( Khẩu)   : -  Cùng nhau
   同 胞 Đồng bào : Anh em cùng sinh trong một bọc
   同 窗 Đồng song: Bạn bè cùng học
   同 志 Đồng chí: Người cùng chí hướng  
 55. Hào   ( Thỉ)   : - Người tài giỏi, trí tuệ sáng suốt hơn 100 người gọi là Hào.
                                      - Là chúa trong 1 nhóm
                                      - Hào hiệp, ý khí phi thường
 56. Kiệt   (Nhân)   : - Giỏi, trí tuệ gấp 10 lần người
                                       - Phàm cái gì khác hẳn gọi là Kiệt
 57. Thế  ( Nhất)   : - Đời, ba mươi năm là một thế 
   世 系 Thế hệ: nối đời nhau  世 父 Thế phụ: bác ruột
   盛 世 Thịnh thế: đời thịnh trị  世 子 Thế tử: Con vua chư hầu
   季 世 Quý thế: đời suy   世 交 Thế giao: giao thiệp 
    世 故 Thế cố: Thói đời   世 兄 Thế huynh: Con của thầy
58. Vị   ( Mộc)   : - Chưa, không
           Mùi                - Chi Mùi trong thập nhị địa chi
未 成 年 Vị thành niên: Chưa đến tuổi thanh niên
未 必 Vị tất: Chưa hẳn
未 婚 夫 (妻) Vị hôn phu (thê): Chồng (vợ) chưa cưới
59. Thường  ( Cân)   : - Thường xuyên, lâu mãi    - Đạo thường
60. Phạp   (丿Phiệt)   :   - Thiếu, khuyết
61. Cố   ( Phốc)  :    - Cho nên, cớ, cũ, chết, gốc, việc
Ghi chú: 劉 龔 Lưu Cung: Tên vua nước Nam Hán 南 漢, sai con là Trấn Nam Vương 鎮 南 王 Lưu Hoằng Thao (Tháo) 劉 弘 操 mang quân sang xâm lược nước ta, bị Ngô vương Quyền đánh tan và giết chết trên sông Bạch Đằng. Sách Khâm định Việt sử tiền biên 欽 定 越 史 前 編, quyển 5, tờ 19a còn gọi tên của Trấn Nam Vương là Lưu Hồng Thao 劉 洪 操.
62. Tham   ( Bối)   : - Tham lam
63. Bần   ( Bối )  : - Nghèo
64. Công   ( Lực)   : - Việc, công lao, công hiệu
                                      - Để tang cha mẹ, ông bà
Từ đồng âm:
Chung, việc quan, tước công Khéo, quan lại 
Đánh, vây đánh, công kích, sửa  Trục ngang bánh xe   104 
65.    ( Nhân)   : - Lấy, làm
以 農 為 本 Dĩ nông vi bản: Lấy nông nghiệp làm gốc
以 卵 投 石 Dĩ noãn đầu thạch: Lấy trứng chọi đá
以 食 為 先 Dĩ thực vi tiên: Lấy ăn làm đầu
66. Thủ   ( Hựu)   : - Lấy, nhận lấy, chọn lấy
67. Bại   ( Hựu)  : - Hỏng, đổ nát, thua, nghiêng đổ
取 敗 Thủ bại     :   Nhận lấy sự thất bại hoàn toàn
Ghi chú:    Triệu Tiết: Tướng nhà Tống, đời Lý đã cùng với Quách Quỳ đem theo 9 tướng hợp với Chiêm Thành 佔 城 và Chân Lạp 真 腊 mang quân xâm lược nước ta, bị Lý Thường Kiệt đánh tan ở sông Như Nguyệt.
68. Hảo   ( Nữ)    : - Tốt đẹp, tích cực,…
     Háo (hiếu)     : - Ham muốn
69. Đại   ( Đại)   : - To lớn
      好 大 Hiếu đại      :   Tham công lớn
70. Xúc   ( Nhân)   :        - Ngặt, sự cần kíp, dẫn đến
                                                 - Thúc giục
71. Vong   ( Đầu)   : - Chết, mất
 Ghi chú: 唆 都 Toa Đô: Tướng nhà Nguyên, từng sang xâm lược nước ta và bị tiêu diệt ở trận Tây Kết 西 結 – Hưng Yên 興 安 chứ không phải bị bắt ở cửa Hàm Tử.
72. Cầm   (Thủ)   :          - Bắt giữ, cầm giữ, vội giữ
73. Ư   ( Phương)   : - Ở, tại (Ư + địa điểm) 
                                       - Hơn
鳥 飛 於 天 Điểu phi ư thiên: Chim bay ở trên trời
魚 游 於 水 Ngư du ư thuỷ : Cá lội ở dưới nước
停 車 坐 愛 楓 林 晚 Đình xa toạ ái phong lâm vãn 
霜 葉 紅 於 二 月 花 Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa
(Dừng xe ngồi ngắm rừng phong trong buổi chiều tà
Lá sương đã đỏ hơn cả hoa tháng hai,…)
Ghi chú: 鹹 子 關 Hàm Tử quan: Tên một cửa quan trên sông Hồng 紅 河, phía trên bãi Mạn Trù 縵 櫥 6 cây số, nay thuộc huyện Châu Giang 州 江, Hưng Yên 興 安; có sách chép là Trần Nhật Duật đã đánh bại quân Toa Đô ở đây. 烏 馬 Ô Mã: Tức là Ô Mã Nhi 烏 馬 兒, tướng nhà Nguyên bị bắt ở sông Bạch Đằng. 
74. Hựu   ( Hựu)   :          - Lại, thêm lần nữa
75.    ( Ngạt)   :   - Giết chết
76. Hải   (Thuỷ)    : - Biển



 Ghi chú: Hải là vùng biển hẹp gần bờ, Dương là vùng biển lớn xa bờ.
Trên thế giới chỉ có 4 đại dương như Thái Bình Dương 太 平 洋, Đại Tây Dương 西 洋, Ấn Độ Dương 印 度 洋, Bắc Băng Dương 北 冰 洋,  Hải thì khá nhiều như Hồng Hải 紅 海, Hắc Hải 黑 海, Đông Hải 東 海, Tây Hải 西 海, Nam Hải 南 海,…
  白 藤 海 Bạch Đằng hải: Sông Lục Đầu 六 頭, tại tỉnh Bắc Ninh 北 寧, chia làm hai nhánh chảy vào tỉnh Hải Dương 海 陽, một nhánh theo Mỹ Giang 美 江, một nhánh theo Chu Cốc Sơn 硃 谷 山 hợp lưu tại xã Đoan Lễ 端 禮, ấy là sông Bạch Đằng. Sông nầy từ giới phận huyện Thuỷ Đường 水 棠 tỉnh hải Dương chảy đến giới phận huyện An Hưng 安 興 tỉnh Quảng Yên 廣 安(cũ), rồi chuyển sang hướng Nam 29 dặm và tuôn ra cửa Nam Triệu 南 趙. Ngày xưa, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên (1288) cũng ở con sông này (Theo GS. Bửu Cầm, Tlđd).
77. 嵇 (稽) Kê   ( Hoà)    : - Tìm hiểu, xem xét
78. Chư    ( Ngôn)    : - Từ chỉ số nhiều
                                       - Hợp âm của hai từ 之於
                                       - Gia trong họ kép Gia Cát 諸葛
79. Vãng   ( Sách)    : - Những việc đã qua, cái đã qua
80. Cổ   ( Khẩu)     : - Ngày xưa, không xu phụ 
81. Quyết  ( Hán)    : - Thửa
                                      - Giống chữ Kỳ, đại từ sở hữu, nghĩa là “của nó”
82. Trưng  (Sách)    : - Chứng cớ
83.     Trãi    (广 Nghiễm)    : - Tên một con thú có sừng chỉ  húc thẳng vào những kẻ bất nhân
84. Ức    ( Thủ)      : - Đè nén, đè xuống, áp chế
85. Trai     ( Tề )      :      - Tâm chí chuyên chú vào một cái
                                                 - Cái nhà riêng để ở, để học
                                       - Cơm của nhà sư ăn   
齋 戒 Trai giới: Ngày xưa sắp tế lễ tất kiêng rượu thịt, ngủ nhà riêng gọi là trai giới.
書 齋 Thư trai: Nhà để sách, phòng đọc sách
齋房 Trai phòng: Phòng được dùng để tĩnh tâm
Theo GS. Bùi Văn Nguyên trong Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi, Nxb GD, 2003, Nguyễn Trãi sinh ra, cha của ông muốn ông phải là người trung trực nên đặt tên ông là Trãi, nghĩa chữ Hán là con thú họ hươu nai, chỉ có một sừng như tê giác, tính tình thẳng, chỉ húc kẻ gian, không húc người ngay. Lớn lên, ông tự đặt cho mình tên tự là Ức Trai, nghĩa đen là “phải cố nén mình” tránh nóng nảy. Quả nhiên, Nguyễn Trãi tính nóng và cũng được Thượng hoàng Hồ Quý Ly rất quý trọng, trao cho chức Chánh Chưởng Ngự Sử Đài 掌 御 使 臺.
IV. Ngữ pháp       Cách sử dụng chữ Ư
1. Ư : có nghĩa là Ở, Tại
- 莊 子 與 惠 子 遊 於 濠 梁 之 上 Trang Tử dữ Huệ tử du ư Hào lương chi thượng: Trang Tử và Huệ Tử đi dạo chơi ở trên cầu Hào.
- 月 出 於 東 山 之 上 Nguyệt xuất ư Đông Sơn chi thượng: Mặt trăng mọc ra ở phía trên núi Đông Sơn.
- 顏 回 聞 道 於 仲 尼 Nhan Hồi văn đạo ư Trọng Ni: Ông Nhan Hồi nghe giảng đạo ở chỗ thầy Trọng Ni.
2. Ư: có nghĩa là Hơn
- 青 出 於 藍 而 青 於 藍 Thanh xuất ư lam nhi thanh ư lam: Màu xanh lấy ra từ màu lam mà xanh hơn màu lam).
- 冰, 水 為 之 而 寒 於 水 Băng, thuỷ vi chi nhi hàn ư thuỷ. (Băng là làm từ nước nhưng lạnh hơn nước.
- 輕 於 鴻 毛 重 於 泰 山 Khinh ư hồng mao, trọng ư Thái Sơn: Nhẹ hơn lông hồng, nặng hơn núi Thái.
Lưu ý: Khi đi với động từ thì chữ Ư dịch là ở, tại. Khi đi với tính từ thì chữ Ư dịch là hơn.
3. 於 Ư : có nghĩa là Đối với
- 廣 川 惠 於 朕 為 兄 Quảng Xuyên Huệ ư trẫm vi huynh: Quảng Xuyên Huệ đối với trẫm là anh. 
 - 不 義 而 富 且 貴 於 我 如 浮 雲 Bất nghĩa nhi phú thả quý ư ngã như phù vân: Bất nghĩa mà giàu và sang đối với ta như là phù vân.
V. BÀI TẬP THỰC HÀNH
- Giới thiệu về Nguyễn Trãi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thể Cáo.
- Viết ra chữ Hán và giải thích các cụm từ sau: Đại thiên hành hoá, các đế nhất phương, hào kiệt, văn hiến chi bang, sơn xuyên phong vực,…
- Phân tích cú pháp và chỉ rõ chức năng ngữ pháp của các hư từ trong đoạn văn đã học.

 Bài 15
  藍 山 實 錄 序
        朕 惟: 物 本 乎 天 人 本 乎 祖. 譬 如 木 水 必 有 根 源. 是 以 自 古 帝 王 之 興 若 商 之 始 於 有   , 周 之 始 於 有 邰. 蓋 其 本 盛 則 葉 茂, 其 源 深 則 流 長. 非 先 世 之 仁 恩 之 所 培 者 厚, 慶 澤 之 所 鍾 者 洪, 安 能 若 是 哉.        (黎 太 祖)
Phiên âm
    LAM SƠN THỰC LỤC TỰ
  Trẫm duy: Vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ. Thí như mộc thuỷ tất hữu căn nguyên. Thị dĩ tự cổ đế vương chi hưng nhược Thương chi thuỷ ư Hữu Nhung, Chu chi thuỷ ư Hữu Thai. Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu, kỳ nguyên thâm tắc lưu trường. Phi tiên thế chi nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an năng nhược thị tai.           (Lê Thái Tổ)
Dịch nghĩa
    BÀI TỰA CỦA SÁCH LAM SƠN THỤC LỤC 
  Trẫm nghĩa rằng: Muôn vật có gốc ở trời, con người có gốc gác ở tổ tiên.
Chẳng hạn như cây và nước tất phải có gốc có nguồn. Cho nên sự hưng thịnh của các bậc đế vương thời cổ như nhà Thương bắt đầu ở đất (từ họ) Hữu Nhung, nhà Chu bắt đầu ở đất (từ họ) Hữu Thai. Vậy nên, gốc của nó thịnh thì lá mới xanh tươi, nguồn của nó sâu thì dòng nước mới dài. Nếu không có sự bồi đáp về nhân ân được đầy đặn, sự chung đúc ơn đức được to lớn của các vị đời trước, thì làm sao có được như thế này,...           Minh Hải dịch
  Dịch văn
   BÀI TỰA SÁCH LAM SƠN THỰC LỤC
  Ta nghĩ rằng: Vật có gốc ở trời, người ta có gốc ở ông tổ. Ví như cây và nước phải có gốc có nguồn. Vì thế cho nên, từ xưa bậc đế vương được hưng thịnh như nhà Thương bắt đầu ở họ Hữu Nhung, nhà Châu bắt đầu ở họ Hữu Thai. Vì gốc có thịnh   thì lá cây mới tốt, nguồn có sâu thì dòng nước mới dài. Nếu không phải đời trước bồi đắp nhân ân được sâu dày, chung đúc ân huệ được rộng lớn thì làm sao được như vậy.
       GS. Trần Văn Giáp dịch            (Trích Tìm hiểu khoa sách Hán Nôm, tập 1, Nxb KHXH, 1991)
  II. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
  1. Giới thiệu về Lê Thái Tổ 黎 太 祖
 Lê Thái Tổ 黎 太 祖, họ Lê , huý là Lợi 利, sinh 1385-1433, quê ở Lam Sơn 藍 山 (xã Xuân Lam 春 藍, huyện Thọ Xuân 壽 春, Thanh Hoá 清 化), là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng 黎 曠, hào trưởng có uy tín trong vùng. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, có khí tượng của bậc đế vương.
 Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ tối cao của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược. Năm 1407, quân Minh xâm chiếm nước ta, chúng mua chuộc dụ dỗ ông ra làm quan nhưng ông kiên quyết từ chối. Đầu năm 1416, ông tập hợp lực lượng, thành lập bộ chỉ huy gồm 19 người, mở hội thề Lũng Nhai 隴 涯. Mồng 02 tháng Giêng năm Mậu Tuất 戊 戌 (1418), ông chính thức phát lệnh khởi nghĩa, lấy hiệu là Bình Định Vương 平 定 王. Mười năm giông bão, khó khăn, ông cùng các tướng lĩnh khác của bộ chỉ huy khỏi nghĩa đã đánh bại quân xâm lược Minh triều 明 朝. Đầu tháng 12 năm 1427, Lê Lợi mở hội thề Đông Quan 東 關 cùng với Vương Thông 王 通, chấp nhận giảng hoà, cho tu sửa đường sá, cung cấp lương thực cho quân Minh rút về nước.
 Ông là người sáng lập ra vương triều Hậu Lê 後 黎. Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua mở đầu cho một thời kỳ mới của nền phong kiến độc lập, ông lấy hiệu là Thuận Thiên 順 天, đóng đô ở Thăng Long 昇 龍. Về chính trị, ông tổ chức lại bộ máy chính quyền, định lại các đơn vị hành chính, tổ chức lại việc học tập, thi cử tuyển chọn nhân tài, mở lại trường Quốc Tử Giám 國子監. Về quân sự và quốc phòng, ông thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông 寓 兵 於 農”, giảm bớt quân thường trực. Về nông nghiệp, ông kêu gọi nhân dân phục hồi sản xuất, thực hiện phép quân điền, chia ruộng đất công cho các làng xã để người dân có đất cấy cày, cơm no, áo ấm, ổn định cuộc sống.
 Ông mất ngày 22 tháng 08 năm Quý Sửu 癸 丑 (1433). Triều đình suy tôn miếu hiệu là Lê Thái Tổ, cử văn thần Nguyễn Trãi viết văn bia Vĩnh Lăng 永 陵.   
Mặc dù chỉ ở ngôi 6 năm nhưng những việc làm của ông có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nền độc lập của dân tộc.
  2. Về thể loại Tự  và tác phẩm Lam Sơn thực lục 藍 山 實 錄
  2.1. Thể loại Tự 
 Tự hay còn gọi là Dẫn là bài viết ở đầu sách, có khi là của tác giả, nhưng thường là của người khác, một người có uy tín trong lĩnh vực nội dung của cuốn sách.
 Ở đầu cuốn sách gọi là Tự hoặc Đại tự 大 序, trước một bài văn, thơ gọi là Tiểu Tự 小 序. Bài Tự thường được viết sau khi sách đã hoàn thành nên thường nói rõ nguyên do hình thành sách, mục lục toàn sách và những chỗ quan trọng, như bài Thái Sử Công tự tự 太 史 公 自 序 trong bộ Sử ký 史 記 của Tư Mã Thiên 司 馬 遷. Từ đời Đường - Tống 唐 - 宋 trở đi, loại thư tập phát triển, càng ngày càng có nhiều bài Tự viết cho sách của người khác. Rất nhiều tác phẩm đã trở thành nguồn sử liệu quý giá, quan trọng trong văn học sử và phê bình văn học.  
 Ngoài ra còn có loại Tặng tự 贈 序, Thọ tự 壽 序 và những bài tự về việc du chơi, yến ẩm, đàu tiên là viết lời Tự cho các thơ tặng biệt, thơ chúc thọ, thơ du chơi, về sau không có thơ cũng là Tự, trở thành một thể độc lập.
  2.2. Tác phẩm Lam Sơn thực lục 藍 山 實 錄 
  Lam Sơn thực lục 藍 山 實 錄 là thiên hồi ký được biên soạn năm 1431, nhằm ghi lại một cách trung thực lịch sử mười năm nghĩa quân Lam Sơn quật khởi chống giặc Minh, giành lại độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Nó còn là nguồn tài liệu quan trọng để nhận thức vẻ đẹp chính nghĩa về nhân dân và nghĩa quân Lam Sơn trong một giai đoạn thử thách lớn của lịch sử dân tộc.
 Về mặt văn bản, Lam Sơn thực lục có cả thảy 6 bản chữ Hán, 5 bản hiện lưu tại thư viện Viện Hán Nôm, 1 bản do học giả Nguyễn Diên Niên phát hiện ở Thanh Hoá năm 1971. Năm 1979, GS. Hoàng Xuân Hãn đã tặng cho Viện Thông Tin Khoa
học Xã hội Việt Nam 1 bộ Trùng san Lam Sơn Thực lục 重 刊 藍 山 實 錄 in năm Vĩnh Trị nguyên niên  永 治 元 年 (1676).
 Bản được sử dụng hiện nay là bản Trùng san Lam Sơn thực lục 重 刊 藍 山 實 錄 (Hồ Sĩ Dương 胡 仕 陽 san định) do GS. Trần Nghĩa dịch, chú thích và giới thiệu, có lời đề tựa là Lam Sơn thực lục tự, ký tên người viết là Lam Sơn động chủ 藍 山 洞 主 (tức Lê Lợi).  
  2.3. Bài tựa Lam Sơn thực lục 藍 山 實 錄 序
 Đây là bài tựa ở đầu cuốn Lam Sơn thực lục do Lê Thái Tổ sai Nguyễn Trãi soạn thảo nhằm tường thuật lại quá trình, diễn biến của cuộc khởi nghĩa. Sau khi viết xong, Nguyễn Trãi dâng lên vua, Lê Thái Tổ đích thân đề tựa và ký là Lam Sơn động chủ 藍 山 洞 主 vào ngày lành (Cốc nhật 穀 日), tháng Trọng đông 仲 冬 (tháng 11) năm Thuận Thiên 順 天 thứ 4 (1431).
  III. Chú giải từ ngữ
  1. Lam   ( Thảo)   : - Màu xanh (màu chàm)
   伽 藍 Già Lam: Chùa    名藍 Danh lam: Chùa đẹp nổi tiếng
   藍 田 Lam điền: địa danh  藍橋 Lam kiều: Nơi người đẹp ở
   藍袍 Lam bào: Áo lam (áo cử nhân, áo văn nhân)
   藍 田 生 玉 Lam điền sinh ngọc: Cha mẹ hiền sinh con thảo
 2. Thực      (Miên)   : - Thật, sự thật, sự tích, giàu có
 3. Lục   ( Kim)  : - Ghi chép, sao chép
   Từ đồng âm 
   Sáu   Giết    Màu xanh  Hèn hạ   Sách thần   Cỏ lục    
Một thứ rượu  Đất liền
 4. Tự   (广 Nghiễm)   : - Bài tựa đầu sách
   Từ đồng âm:
   Giống như  Tiếp nối      Chữ     Chùa, cơ quan
Bày, xếp   Tế lễ      Đầu mối Bản thân, từ
 5. Bạt   ( Túc)   : - Bài bạt ở cuối sách
 6. Duy           (Tâm)    : - Suy nghĩ
    Từ đồng âm:
   Độc nhất, chỉ  Cái màn   Buộc, trói buộc
 7. Mộc   ( Mộc)    : - Cây cối, thực vật
 8. Bản   ( Mộc)   :          - Gốc, vốn, căn bản
 9. Hồ   (丿 Phiệt)   :           - Ở, tại (giới từ), sao?
 10. Tổ   ( Kỳ )   : - Ông nội, tổ tiên
                                      - Tu hành đắc đạo được tôn kính
 11. Thí   (Ngôn)   : - Ví dụ, thí dụ
 12. Tất   ( Tâm)   : - Ắt hẳn, tất phải  
 13. Căn   ( Mộc)   : - Rễ cây
   葉 落 歸 根 Diệp lạc quy căn: Lá rụng về cội
 14. Nguyên  (Thuỷ)   :   - Nguồn nước
 15. Thị    ( Nhật)   :                 - Là, đúng, ấy, đó
 16.    ( Nhân)   :                   - Vì, lấy
   以 德 行 仁 者, 王 (孟 子) Dĩ đức hành nhân giả, vương (Mạnh Tử): Người lấy đức thi hành điều nhân là bậc vương giả.
   是 以 Thị dĩ = 是 故 Thị cố = Cố  :   Cho nên, vì thế
 17. Tự   (Tự)    :   - Bản thân, bởi, từ
                                       - Tự nhiên không miễn cưỡng
 18. Thuỷ   ( Nữ)    : - Bắt đầu, mở đầu 
Ghi chú:      Hữu Nhung: Địa danh, đất phát tích của nhà Thương
        有 邰 Hữu Thai: Địa danh, đất phát tích của nhà Chu
 19. Cái    ( Thảo)   :                 - Cho nên, vì vậy
 20. Thịnh  ( Mãnh)   :    - Đầy đủ, sung túc
 21. Tắc   ( Đao)   :                  - Thì
 22. Diệp  ( Thảo)   :                - Lá, đời (thường dùng trong sử)
 23. Mậu   ( Thảo)   :                - Tươi tốt, cây cối xanh um
 24. Thâm   (Thuỷ)   :     - Sâu, thâm hiểm, sâu sắc
 25. Lưu   (Thuỷ)   :                  - Dòng nước, chảy, lưu loát
 26. Trường  ( Trường)   :         - Dài
            Trưởng                        - Lớn, đứng đầu
 27. Phi   ( Phi)   : -                  Sai, trái, không phải
 28. Tiên   ( Nhân)   :                - Trước, trước tiên
 29. Nhân   ( Nhân)   :    - Lòng thương người, đức Nhân
 30. Ân   ( Tâm)   :                   - Ơn huệ
 31. Sở   ( Hộ)    :            - Từ chỉ nơi chốn
                                       - Đứng trước 1 số động từ tạo  thành cụm danh từ  
 32. Bồi   ( Thổ)   : - Vun vào
 33. Giả   ( Lão)   : - Trợ từ
                                    - Đại từ đứng sau động từ tạo  thành nhóm danh    
   看者 Khán giả: Người xem  聽者 Thính giả: Người nghe
   行者 Hành giả: Người đi 讀 者 Độc giả: Người đọc
 34. Hậu   ( Hán)   : - Dày, sâu sắc
 35. Khánh  (Tâm)   : - Mừng, vui mừng, chúc mừng
 36. Trạch   (Thuỷ)  : - Cái đầm nước, ơn huệ
      慶 澤 Khánh trạch    :   Ơn huệ
 37. Chung  (Kim)    : - Chén uống rượu
                                         - Một dụng cụ để đo
                                         - Hun đúc, chung đúc
   Từ đồng âm: 
   Cuối cùng     Cái chuông     Con sâu    Cái chén nhỏ 
 38. Hồng (Thuỷ)    : - To lớn
 39. An      ( Miên)   : - Yên ổn, Sao?
 40. Tai   ( Khẩu)   : - Trợ từ cuối câu, vậy thay
  IV. Ngữ pháp  Cách sử dụng chữ
 1. … Dĩ + Danh từ + Động từ
   以 筆 寫 字 Dĩ bút tả tự: Lấy bút viết chữ
   以 杵 擣 衣 Dĩ chử đảo y: Lấy chày đập áo
   以 珠 彈 雀 Dĩ châu đạn tước: Lấy ngọc bắn chim sẻ
         貓 項 Dĩ linh hệ miêu hạng: Lấy chuông đeo vào cổ
  2. + Danh từ + 為
   以 食 為 Dĩ thực vi thiên: Lấy cái ăn làm trọng
   以 和 為 貴 Dĩ hoà vi quý: Lấy hoà làm quý
   以 德 為 政 Dĩ đức vi chính: Lấy đức làm chính trị
  3. + Động từ
   雄 雞 之 距 不 足 以 穿 虜 甲 Hùng kê chi cự bất túc dĩ xuyên lỗ giáp: Cựa gà trống không đủ để đâm thủng áo giáo giặc.
   美 酒 不 足 以 酖 虜 軍 Mỹ tửu bất túc dĩ đam lỗ quân: Rượu ngon không đủ để làm say quân giặc.
   孔子 歸 魯 著 書 以 教 後 世 Khổng Tử quy Lỗ trứ thư dĩ giáo hậu thế: Khổng Tử về nước Lỗ làm sách để dạy hậu thế.
   國 以 民 立 民 以 國 存 Quốc dĩ dân lập, dân dĩ quốc tồn: Nước do dân mà thành lập, dân nhờ nước mà tồn tại.   
  V. Bài tập thực hành        
  - Viết theo quy tắc bút thuận các từ sau: 藍, 實, 錄, 葉, 慶, 澤.  
- Trình bày những hiểu biết của các anh chị về thể loại Tự.
  - Phiên âm và dịch nghĩa mấy câu sau:
  + 有 德 者 必 有 言, 有 言 者 不 必 有 德. 仁 者 必 有 勇, 勇 者 不 必 有 仁 (孔子).
  + 禮 有 三 本: 天 地 者 生 之 本 也.  先 祖 者 類 之 本 也.   君 師 者 治 之 本 也.





TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
 1. Từ điển:
 - Đào Duy Anh (1999), Hán Việt từ điển 漢 越 辭 典, Nxb VHTT, Hà Nội.
 - Nhiều tác giả (2007), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
 - Nguyễn Tôn Nhan (2000), Hán Việt từ điển văn ngôn dẫn chứng 文 言 引 證 漢 越 辭 典, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
 - Nguyễn Tôn Nhan (2002), Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, Nxb VHTT, Hà Nội.
 - Nguyễn Tôn Nhan (2003), Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Văn nghệ, Hồ Chí Minh.
 - Thiều Chửu (1999), Hán Việt tự điển 漢 越 字 典, Nxb VHTT, Hà Nội.
  2. Sách tham khảo:
 - Nguyễn Duy Cần (2000), Trang Tử tinh hoa, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
 - Doãn Chính, Trương Giới, Trương Văn Chung (1994), Giải thích các danh từ triết học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 - Trương Chính (1996), Bình giảng truyện Ngụ ngôn Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 - Phan Huy Chú (2005), Lịch triều hiến chương loại chí 曆 朝 憲 章 纇 志 (Viện Sử học dịch) (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 - Lê Quý Đôn (2006), Phủ biên tạp lục 撫 邊 雜 錄 (Nguyễn Khắc Thuần dịch) (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 - Lê Quý Đôn (2006), Kiến văn tiểu lục 見 聞 小 錄 (Nguyễn Khắc Thuần dịch) (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 - Lê Quý Đôn (2006), Đại Việt thông sử 大 越 通 史  (Nguyễn Khắc Thuần dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 - Võ Minh Hải (2007), Mấy vấn đề về văn hoá - văn học, Khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn.
 - Võ Minh Hải (2007), Tiếp cận văn hoá Trung Hoa, Khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn.
 - Chu Hy (1999), Tứ thư tập chú 四 書 集 註 (Nguyễn Đức Lân dịch và chú thích), Nxb VHTT, Hà Nội.  
 - Phạm Văn Khoái (1999), Giáo trình Hán Văn Lý Trần 李 陳 漢 文 教 程, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, - Nguyễn Hiến Lê (1996), Hàn Phi Tử 韓 非 子, Nxb VHTT, Hà Nội.
 - Nguyên Hiến Lê (1996), Trang Tử - Nam Hoa Kinh, Nxb VHTT, Hà Nội.
 - Nguyên Hiến Lê (1996), Khổng Tử, Nxb VHTT, Hà Nội.
 - Nguyên Hiến Lê (1996), Mạnh Tử, Nxb VHTT, Hà Nội.
 - Ngô Sĩ Liên (1995), Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 (Viện Sử học dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Tri Tài (2002), Giáo trình tiếng Hán  (Tập Cơ sở), Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
-  Lê Huy Tiêu (1993), Từ điển thành ngữ, điển cố Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Trần Trọng San (1990), Hán văn, Nxb Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh.
  - Trần Trọng Sâm (1999), Cổ văn Trung Quốc, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
 - Đặng Đức Siêu (2008), Ngữ văn Hán Nôm (3 tập), Nxb ĐHSP, Hà Nội.
 - Lã Bất Vi (2000),  Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋 (Phan Văn Các dịch), Nxb VHTT, Hà Nội.
  3. Sách tiếng Hán   
 - 吳新勳 (2006), 成語典, 幼福文化, 台 灣
 - 趙錫如 (2005), 辭海, 將門文物, 台 灣
 - 楊寬 (1992), 戰 國 史, 上 海 人 民 出 本 社, 中 國
 - 范 曄 ( 南 朝 - 宋), 后漢書, 中 華 書 局
 - 孔 子 (2004), 詩 經, 智 楊 出 本 社 印 行 
 - 古 文 鋻 賞 辭 典, 上 海 辭 書 出 本 社
 - 唐 詩 鋻 賞 辭 典, 上 海 辭 書 出 本 社
 - 宋 詞 鋻 賞 辭 典, 上 海 辭 書 出 本 社
 - 許 慎 (2004), 說 文 解 字 (白 話 對 照), 中 原 農 民 出 本 社 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét